Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
[caption id="attachment_2331" align="alignnone" width="700"] Chùa Thiên Mụ bức tranh đẹp tuyệt mỹ[/caption]
Tin liên quan:
Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm tôn giáo lâu đời nhất và hấp dẫn nhất tại đây. Với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa chùa là điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
[caption id="attachment_2332" align="alignnone" width="700"] Chùa Thiên Mụ ngày xưa - ảnh: sưu tầm[/caption]
Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ Huế mà còn trong cả câu ca, Thiên Mụ cũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và những cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô cổ xưa này.
[caption id="attachment_2333" align="alignnone" width="700"] Bốn trụ biểu và các bậc thang dẫn lên chùa Thiên Mụ - Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên[/caption]
Xem thêm: các khách sạn giá rẻ tại Huế
Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc - Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa Quốc cho đúc chiếc chuông Đại Hồng Chung nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó.
[caption id="attachment_2334" align="alignnone" width="700"] Đại Hồng Chung trong chùa Thiên Mụ - Ảnh: luonghuuphuoc[/caption]
Chúa sau đó mở rộng một loạt các dự án xây dựng. Điển hình năm 1714 là giai đoạn mở rộng lớn nhất trong lịch sử của chùa, cụ thể là điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... Nhiều công trình kiến trúc trong đó không còn tồn tại đến ngày nay. Chúa Quốc còn đích thân viết và khắc vào bia lớn (cao 2,6m và 1,2 m rộng) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn giản nhưng đẹp.
[caption id="attachment_2335" align="alignnone" width="700"] Tấm bia trên con rùa ghi lại quá trình xây dựng các công trình kiến trúc của chùa - Ảnh: luonghuuphuoc[/caption]
Với vẻ đẹp tự nhiên của nó và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên.
[caption id="attachment_2336" align="alignnone" width="700"] Tháp Phước Duyên của chùa Thiên Mụ - Ảnh: sưu tầm[/caption]
Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông.
[caption id="attachment_2337" align="alignnone" width="700"] Dòng sông Hương trước chùa - Ảnh: brianq[/caption]
Xem thêm: 3 cách di chuyển từ sân bay Phú Bài về thành phố Huế
Chùa còn có bức tượng của một con rùa bằng đá cẩm thạch lớn, biểu tượng của sự trường thọ.
[caption id="attachment_2338" align="alignnone" width="700"] Tượng rùa làm bằng đá cẩm thạch - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Ở Hai bên tháp có hai nhà tứ giác đặt hai tấm bia ghi lại lịch sử kiến trúc của tháp, cũng như những bài thơ sáng tác của Thiệu Trị.
Chùa Thiên Mụ được xếp là một trong 20 điểm đẹp nhất ở Huế. Trải qua nhiều sự mở rộng và đổi mới, bên cạnh các công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay là nơi có nhiều cổ vật quý trong cả lịch sử và nghệ thuật. Tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, Phật Di Lặc … hoặc câu đối ở đây đã đánh dấu lịch sử một thời đại vàng son của chùa Thiên Mụ.
[caption id="attachment_2339" align="alignnone" width="700"] Tam quan chùa Thiên Mụ - Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên[/caption]
Đáng chú ý, chùa Thiên Mụ không sở hữu nhiều tượng Phật như ngôi chùa khác ở Huế. Khuôn viên của chùa được xây dựng theo lối kiến trúc một cung điện của vua chúa, quan lại ở Huế cổ xưa.
[caption id="attachment_2340" align="alignnone" width="700"] Khuôn viên chùa Thiên Mụ - Ảnh: Minh Hoàng[/caption]
Đến đây, du khách dường như đi vào một không gian thuần khiết và thơ mộng, khác xa cái sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống thành thị.
[caption id="attachment_2341" align="alignnone" width="700"] Chính điện nhìn ra Tháp Phước Duyên - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Đi bộ qua mỗi lối của chùa, du khách sẽ thực sự cảm thấy cái tôi của mình tĩnh tâm, và để lại đằng sau tất cả những nỗi buồn và lo lắng.
[caption id="attachment_2342" align="alignnone" width="700"] Lư hương trước chính điện - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
[caption id="attachment_2343" align="alignnone" width="700"] Chính điện chùa Thiên Mụ - Ảnh: Quốc Thành Võ[/caption]
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế
[caption id="attachment_2344" align="alignnone" width="700"] Chính điện chùa Thiên Mụ - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
[caption id="attachment_2345" align="alignnone" width="700"] Mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu. - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
[caption id="attachment_2346" align="alignnone" width="700"] Chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức - Ảnh: Lưu Ly[/caption]
Chùa Thiên Mụ không chỉ đơn thuần là một nơi thiêng liêng mà còn là một nơi tuyệt vời để tham quan, là một trong những nơi đẹp nhất xứ Huế. Đứng trong chùa, du khách sẽ dễ dàng nhận ra hoành tráng và lãng mạn của sông Hương, mà từ lâu đã là biểu tượng của Huế. Đứng ở phía bên kia sông, tháp Phước Duyên phản ánh cái bóng của nó trên mặt nước, tạo khung cảnh lãng mạn.
[caption id="attachment_2347" align="alignnone" width="700"] Chùa Thiên Mụ uy nghiêm cổ kính bên dòng sông Hương yên bình. - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Đặc biệt, du khách sẽ được du ngoạn ở Huế bằng thuyền rồng trên sông Hương và ngắm cảnh chùa yên tĩnh.
[caption id="attachment_2348" align="alignnone" width="700"] Hoàng hôn trên sông Hương nhìn từ chùa Thiên Mụ. - Ảnh: Fox Beta[/caption]
Xem thêm: Các tour du lịch Huế
Đến với Huế, quả là thiếu sót nếu du khách không ghé qua chùa Thiên Mụ. Vì qua hàng trăm năm, mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều chứa đựng sự trang trọng và là sự kết hợp hài hòa giữa tài hoa con người với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tham gia vào du lịch Huế nói chung, và Chùa Thiên Mụ nói riêng, du khách sẽ được thoải mái chìm đắm tâm trí trôi nhẹ theo sông Hương từ thượng đến hạ nguồn để cảm nhận cuộc sống khác trong Huế yên bình.
[caption id="attachment_2331" align="alignnone" width="700"] Chùa Thiên Mụ bức tranh đẹp tuyệt mỹ[/caption]
Tin liên quan:
- Taxi sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế giá chỉ 150.000đ
- 3 cách di chuyển từ sân bay Phú Bài về thành phố Huế
- Số điện thoại các hãng taxi ở Huế
Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm tôn giáo lâu đời nhất và hấp dẫn nhất tại đây. Với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa chùa là điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
[caption id="attachment_2332" align="alignnone" width="700"] Chùa Thiên Mụ ngày xưa - ảnh: sưu tầm[/caption]
Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ Huế mà còn trong cả câu ca, Thiên Mụ cũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và những cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô cổ xưa này.
[caption id="attachment_2333" align="alignnone" width="700"] Bốn trụ biểu và các bậc thang dẫn lên chùa Thiên Mụ - Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên[/caption]
Xem thêm: các khách sạn giá rẻ tại Huế
Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc - Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa Quốc cho đúc chiếc chuông Đại Hồng Chung nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó.
[caption id="attachment_2334" align="alignnone" width="700"] Đại Hồng Chung trong chùa Thiên Mụ - Ảnh: luonghuuphuoc[/caption]
Chúa sau đó mở rộng một loạt các dự án xây dựng. Điển hình năm 1714 là giai đoạn mở rộng lớn nhất trong lịch sử của chùa, cụ thể là điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... Nhiều công trình kiến trúc trong đó không còn tồn tại đến ngày nay. Chúa Quốc còn đích thân viết và khắc vào bia lớn (cao 2,6m và 1,2 m rộng) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn giản nhưng đẹp.
[caption id="attachment_2335" align="alignnone" width="700"] Tấm bia trên con rùa ghi lại quá trình xây dựng các công trình kiến trúc của chùa - Ảnh: luonghuuphuoc[/caption]
Với vẻ đẹp tự nhiên của nó và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên.
[caption id="attachment_2336" align="alignnone" width="700"] Tháp Phước Duyên của chùa Thiên Mụ - Ảnh: sưu tầm[/caption]
Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông.
[caption id="attachment_2337" align="alignnone" width="700"] Dòng sông Hương trước chùa - Ảnh: brianq[/caption]
Xem thêm: 3 cách di chuyển từ sân bay Phú Bài về thành phố Huế
Chùa còn có bức tượng của một con rùa bằng đá cẩm thạch lớn, biểu tượng của sự trường thọ.
[caption id="attachment_2338" align="alignnone" width="700"] Tượng rùa làm bằng đá cẩm thạch - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Ở Hai bên tháp có hai nhà tứ giác đặt hai tấm bia ghi lại lịch sử kiến trúc của tháp, cũng như những bài thơ sáng tác của Thiệu Trị.
Thiên Mụ Chung Thanh
Cao cương cổ sát trấn điền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích Thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.
Dịch thơ: Tiếng Chuông Thiên Mụ
Trên bến gò xưa chùa lập ra
Bên trời tự tại mãi Gương Nga
Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán
Thế giới ba ngàn giải nợ ba
Chuông động giữa trưa miền tối
Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia
Truyền công Phật Thánh tràn non nước
Nhân quả ươm lành khắp chốn xa
-Vua Thiệu Trị-
Chùa Thiên Mụ được xếp là một trong 20 điểm đẹp nhất ở Huế. Trải qua nhiều sự mở rộng và đổi mới, bên cạnh các công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay là nơi có nhiều cổ vật quý trong cả lịch sử và nghệ thuật. Tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, Phật Di Lặc … hoặc câu đối ở đây đã đánh dấu lịch sử một thời đại vàng son của chùa Thiên Mụ.
[caption id="attachment_2339" align="alignnone" width="700"] Tam quan chùa Thiên Mụ - Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên[/caption]
Đáng chú ý, chùa Thiên Mụ không sở hữu nhiều tượng Phật như ngôi chùa khác ở Huế. Khuôn viên của chùa được xây dựng theo lối kiến trúc một cung điện của vua chúa, quan lại ở Huế cổ xưa.
[caption id="attachment_2340" align="alignnone" width="700"] Khuôn viên chùa Thiên Mụ - Ảnh: Minh Hoàng[/caption]
Đến đây, du khách dường như đi vào một không gian thuần khiết và thơ mộng, khác xa cái sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống thành thị.
[caption id="attachment_2341" align="alignnone" width="700"] Chính điện nhìn ra Tháp Phước Duyên - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Đi bộ qua mỗi lối của chùa, du khách sẽ thực sự cảm thấy cái tôi của mình tĩnh tâm, và để lại đằng sau tất cả những nỗi buồn và lo lắng.
[caption id="attachment_2342" align="alignnone" width="700"] Lư hương trước chính điện - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
[caption id="attachment_2343" align="alignnone" width="700"] Chính điện chùa Thiên Mụ - Ảnh: Quốc Thành Võ[/caption]
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế
[caption id="attachment_2344" align="alignnone" width="700"] Chính điện chùa Thiên Mụ - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
[caption id="attachment_2345" align="alignnone" width="700"] Mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu. - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
[caption id="attachment_2346" align="alignnone" width="700"] Chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức - Ảnh: Lưu Ly[/caption]
Chùa Thiên Mụ không chỉ đơn thuần là một nơi thiêng liêng mà còn là một nơi tuyệt vời để tham quan, là một trong những nơi đẹp nhất xứ Huế. Đứng trong chùa, du khách sẽ dễ dàng nhận ra hoành tráng và lãng mạn của sông Hương, mà từ lâu đã là biểu tượng của Huế. Đứng ở phía bên kia sông, tháp Phước Duyên phản ánh cái bóng của nó trên mặt nước, tạo khung cảnh lãng mạn.
[caption id="attachment_2347" align="alignnone" width="700"] Chùa Thiên Mụ uy nghiêm cổ kính bên dòng sông Hương yên bình. - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Đặc biệt, du khách sẽ được du ngoạn ở Huế bằng thuyền rồng trên sông Hương và ngắm cảnh chùa yên tĩnh.
[caption id="attachment_2348" align="alignnone" width="700"] Hoàng hôn trên sông Hương nhìn từ chùa Thiên Mụ. - Ảnh: Fox Beta[/caption]
Xem thêm: Các tour du lịch Huế
Đến với Huế, quả là thiếu sót nếu du khách không ghé qua chùa Thiên Mụ. Vì qua hàng trăm năm, mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều chứa đựng sự trang trọng và là sự kết hợp hài hòa giữa tài hoa con người với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tham gia vào du lịch Huế nói chung, và Chùa Thiên Mụ nói riêng, du khách sẽ được thoải mái chìm đắm tâm trí trôi nhẹ theo sông Hương từ thượng đến hạ nguồn để cảm nhận cuộc sống khác trong Huế yên bình.
Nguồn: (Tổng hợp)