Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành (chữ Hán: 順化京城) là một tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
[caption id="attachment_612" align="aligncenter" width="750"] Đại Nội Huế một địa điểm du lịch Huế được du khách yêu thích[/caption]
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.
Tin liên quan:
Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68.
Đại Nội Huế là nơi sinh hoạt và là trung tâm hành chính của triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Bắt đầu từ vua Gia Long, 13 vị vua của hoàng gia nhà Nguyễn đã sinh sống liên tục cho đến khi triều đại kết thúc sau tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại vào tháng 8 năm 1945. Đại Nội Huế có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt với cửa chính nằm ở phía Nam là Ngọ Môn, phía Bắc là cửa Hòa Bình, phía Tây là cửa Chương Đức và phía đông là cửa Hiển Nhơn. Trước mặt Ngọ Môn là Kỳ đài Huế và quảng trường, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ vào dịp lễ tết. Hoàng thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong đều tuân thủ theo nguyên tắc "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ".
Chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình ăn ở, làm việc và hưởng thụ được bao bọc xung quanh bởi nhiều cung điện như: Duyệt Thị Đường, Cần Chánh, Càn Thành, Kiến Trung, Khôn Thái.
Tử Cấm Thành: là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào.
Bao gồm từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa, nơi diễn ra các cuộc lễ Đăng quang, tiếp sứ các bộ ngoại giao quan trọng, mừng sinh nhật vua, lễ Quốc Khánh, lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô, lễ vạn Thọ.
Được bố trí ở phía trước dọc theo hai bên trục Hoàng thành, nơi thờ phục các vua chúa nhà Nguyễn gồm Thế Miếu, Hưng Miếu, Thái Miếu và Tổ Miếu.
Là khu vực dành cho bà nội và mẹ vua, gồm hệ thống cung Trường Sanh dành cho Thái Hoàng Thái Hậu và cung Diên Thọ dành cho Hoàng Thái Hậu, ngoài ra có điện Phụng Tiên dành cho phái nữ đến lễ vì không được phép vào Thế Miếu.
Là nơi học tập, vui chơi và nghe các đại thần uyên bác giảng giải kinh sách cho các hoàng tử thời các vua Thiệu Trị, Tự Đức.
Cố đô Huế với sông Hương và núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.
[caption id="attachment_612" align="aligncenter" width="750"] Đại Nội Huế một địa điểm du lịch Huế được du khách yêu thích[/caption]
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.
Tin liên quan:
- Taxi sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế giá chỉ 150.000đ
- 3 cách di chuyển từ sân bay Phú Bài về thành phố Huế
- Số điện thoại các hãng taxi ở Huế
Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68.
5 khu vực tham quan không thể bỏ qua khi khám phá Tử Cấm Thành - Đại Nội Huế
Đại Nội Huế là nơi sinh hoạt và là trung tâm hành chính của triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Bắt đầu từ vua Gia Long, 13 vị vua của hoàng gia nhà Nguyễn đã sinh sống liên tục cho đến khi triều đại kết thúc sau tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại vào tháng 8 năm 1945. Đại Nội Huế có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt với cửa chính nằm ở phía Nam là Ngọ Môn, phía Bắc là cửa Hòa Bình, phía Tây là cửa Chương Đức và phía đông là cửa Hiển Nhơn. Trước mặt Ngọ Môn là Kỳ đài Huế và quảng trường, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ vào dịp lễ tết. Hoàng thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong đều tuân thủ theo nguyên tắc "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ".
01. Khu vực Tử Cấm Thành
Chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình ăn ở, làm việc và hưởng thụ được bao bọc xung quanh bởi nhiều cung điện như: Duyệt Thị Đường, Cần Chánh, Càn Thành, Kiến Trung, Khôn Thái.
Tử Cấm Thành: là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào.
02. Khu vực cử hành đại lễ
Bao gồm từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa, nơi diễn ra các cuộc lễ Đăng quang, tiếp sứ các bộ ngoại giao quan trọng, mừng sinh nhật vua, lễ Quốc Khánh, lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô, lễ vạn Thọ.
03. Khu vực miếu thờ
Được bố trí ở phía trước dọc theo hai bên trục Hoàng thành, nơi thờ phục các vua chúa nhà Nguyễn gồm Thế Miếu, Hưng Miếu, Thái Miếu và Tổ Miếu.
04. Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh
Là khu vực dành cho bà nội và mẹ vua, gồm hệ thống cung Trường Sanh dành cho Thái Hoàng Thái Hậu và cung Diên Thọ dành cho Hoàng Thái Hậu, ngoài ra có điện Phụng Tiên dành cho phái nữ đến lễ vì không được phép vào Thế Miếu.
05. Khu vực vườn Cơ hạ, điện Khâm văn
Là nơi học tập, vui chơi và nghe các đại thần uyên bác giảng giải kinh sách cho các hoàng tử thời các vua Thiệu Trị, Tự Đức.
Cố đô Huế với sông Hương và núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.
Nguồn: ( Tổng Hợp )