Lăng Khải Định hay Ứng Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, lăng thuộc làng Châu Chữ thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là nơi yên giấc ngàn thu của Khải Định đế vị vua thứ 12 triều Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Vua Khải Định (1885 – 1925) tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo về sau đổi lên là Nguyễn Phúc Tuấn. ông là con trai trưởng của Vua Đồng Khánh, mẹ là Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu.
Ông lên ngôi vào ngày 18-5-1916, là vị vua thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông ở ngôi được 10 năm thì lâm trọng bệnh và mất ngày 20-9 năm Ất Sửu tức ngày 6-11-1925 an táng tại Ứng Lăng
[caption id="attachment_2481" align="alignnone" width="600"] Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng[/caption]
Kể tư khi lên ngôi ông say sưa tìm hiểu xây dựng các công trình lăng tẩm, cung điện, dinh thự cho bản thân mình và các hoàng tộc ví như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Trương Đức và đặc biệt là lăng Khải Định. Để xây dựng lăng Khải Định, ông tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa lý và cuối cùng đã đưa ra quyết định chọn triền núi Châu Chữ làm nơi xây cất lăng mộ cho mình. Tại đây Ứng Lăng lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và núi Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi : Ứng Lăng.
Lăng Khải Định bắt đầu xây dưng vào ngày 4/9/1920 và mất tới 11 năm để hòan thành. Quá trinh xây dựng được chỉ huy bởi Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá với sư tham gia của rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng… Với quy mô xây dưng lớn nên để có đủ kinh phí vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phep ông tăng thuế điền lên 30% trên cả nước và lấy số tiền đó làm lăng. Cũng chính vì hành động này mà vua Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt
Nếu so sánh với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định lại có diện tích khá là khiêm tốn ( 117m x 48.5m) thế nhưng do ảnh hưởng từ nhiều dòng kiến trúc nên việc xây dựng đòi hỏi cưc kỳ công phu và khá nhiều thơi gian. Để xây lăng, Khải Định mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise… ở Pháp và ra lệnh cho thuyền sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sư, thủy tinh màu…
Về mặt tổng thể, lăng Khải Định có hình một khối chữ nhật vươn lên cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… đã để lại nhiều công trình cụ thể :
Những trụ cổng hình tháp ( ảnh hường tư Ấn Độ giáo );
Trụ biểu dạng stoupa ( của Phật giáo );
Hàng rào như những cây thánh giá;
Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…
Đây cũng là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời lịch sử và cá tính của vị Vua này .
Bước vào lăng Khải Định là 1 công chào uy nghiêm với 37 bậc cấp thang được đắp tượng rồng rất lơn . Các trụ cổng được làm theo hình tháp ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo.
[caption id="attachment_2480" align="alignnone" width="600"] Cổng vào Ứng lăng với 37 bậc cấp thang được đắp tượng rồng rất lơn[/caption]
Bước sâu vào thêm 29 bậc cấp nữa là đến sân chầu Bái Đình, với hai bên sân là hai hàng tượng lính bằng đá hiếm và đều có khí sắc đứng hướng mặt vào giữa sân
Tin liên quan:
[caption id="attachment_2473" align="alignnone" width="600"] Hai hàng tượng đứng chầu trước Bái Đình[/caption]
[caption id="attachment_2479" align="alignnone" width="600"] Bi Đình hình bát giác xây bê tông cốt thép, hai bên là 2 trụ biểu hình chóp ảnh hưởng từ kiến trúc phật giáo[/caption]
[caption id="attachment_2482" align="alignnone" width="600"] Bia đá trong Bi Đình ghi về cuộc đời và sự nghiệp vua Khải Định[/caption]
Vào trong lăng sự sáng tạo và phá cách càng được thể hiện rỏ nét, giá trị nghệ thuật cao nhất của Ứng lăng là ở phần trang trí nội thất cung Thiên Định, đây cũng là công trình kiến trúc chính của lăng gồm 5 phần kiến trúc liền nhau
Phía trước là điện Khải Thành nơi có áng thờ và chân dung vua Khải Định, hai bên là tả hữu trực phòng dành cho lính hộ lăng. Phần ở giữa là chính tẩm có mỗ phần của nhà vua, Phần trong cùng là áng vị của vua
[caption id="attachment_2469" align="alignnone" width="600"] Áng thờ và chân dung vua Khải Định[/caption]
Ở phần chính tẩm của cung Thiên Định có 1 chiếc bửu tán với những đường lượn mềm mãi thanh thoát, khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa có thể xao động trước gió. Nhưng không nghĩ rằng !. đó là một khối bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Dưới bửu tán là Tượng vua Khải Định bằng Đồng kích thước bằng người thật được Đúc tại Pháp vào năm 1920. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng 1 toại đạo dài gần 30m, bắt đầu từ phía sau bi đình
[caption id="attachment_2483" align="alignnone" width="600"] Mộ phần của vua Khải Định phía sau là áng vị của nhà vua[/caption]
Toàn bộ nội thất trong 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Mỗi tác phẩm đều cho thấy sự tài hoa của các nghệ nhân thời đó, tại đây có bức bích họa vô giá lớn vào loại bậc nhất Việt Nam, được trang trí trên trần của 3 gian giữa trong cung Thiên Định sau gần 100 năm bức họa này vẫn không bị bay màu nét mực vẫn tươi nguyên đó là bức bích họa Cửu Long Ẩn Vân do nghệ nhân nổi tiếng Phan Văn Tánh vẽ
[caption id="attachment_2484" align="alignnone" width="600"] Một phần của bức bích họa Cửu Long Ẩn Vân[/caption]
Trong lăng còn có một bức tượng vua Khải Định đang đứng thể hiện rất rõ sự pha trộn nghệ thuật Âu, Á . Pho tượng này cao 1m60, cả về kích thước và tạo hình đều giống với người thực, là tượng một vị đại nam thiên tử nhưng lại có dáng 1 vị võ quan Pháp
[caption id="attachment_2485" align="alignnone" width="600"] Tượng đồng chân dung vua Khải Định[/caption]
[gallery type="slideshow" ids="2486,2476,2475,2472,2473,2471,2470,2474"]
Cho đến nay lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi đánh giá về quan điểm thẩm mỹ của vị vua này, dẫu vậy Ứng lăng vẫn có vị thế nhất định bởi sự khác lạ so với hệ thống các lăng tẩm của vương triều nhà Nguyễn ở Huế và hệ thống lăng tẩm ở Việt Nam qua các triều đại phong kiến nói chung.
Vua Khải Định (1885 – 1925) tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo về sau đổi lên là Nguyễn Phúc Tuấn. ông là con trai trưởng của Vua Đồng Khánh, mẹ là Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu.
Ông lên ngôi vào ngày 18-5-1916, là vị vua thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông ở ngôi được 10 năm thì lâm trọng bệnh và mất ngày 20-9 năm Ất Sửu tức ngày 6-11-1925 an táng tại Ứng Lăng
[caption id="attachment_2481" align="alignnone" width="600"] Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng[/caption]
1. Quá trình xây dựng
Kể tư khi lên ngôi ông say sưa tìm hiểu xây dựng các công trình lăng tẩm, cung điện, dinh thự cho bản thân mình và các hoàng tộc ví như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Trương Đức và đặc biệt là lăng Khải Định. Để xây dựng lăng Khải Định, ông tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa lý và cuối cùng đã đưa ra quyết định chọn triền núi Châu Chữ làm nơi xây cất lăng mộ cho mình. Tại đây Ứng Lăng lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và núi Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi : Ứng Lăng.
Lăng Khải Định bắt đầu xây dưng vào ngày 4/9/1920 và mất tới 11 năm để hòan thành. Quá trinh xây dựng được chỉ huy bởi Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá với sư tham gia của rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng… Với quy mô xây dưng lớn nên để có đủ kinh phí vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phep ông tăng thuế điền lên 30% trên cả nước và lấy số tiền đó làm lăng. Cũng chính vì hành động này mà vua Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt
2. Kiến trúc lăng Khải Định
Nếu so sánh với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định lại có diện tích khá là khiêm tốn ( 117m x 48.5m) thế nhưng do ảnh hưởng từ nhiều dòng kiến trúc nên việc xây dựng đòi hỏi cưc kỳ công phu và khá nhiều thơi gian. Để xây lăng, Khải Định mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise… ở Pháp và ra lệnh cho thuyền sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sư, thủy tinh màu…
Về mặt tổng thể, lăng Khải Định có hình một khối chữ nhật vươn lên cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… đã để lại nhiều công trình cụ thể :
Những trụ cổng hình tháp ( ảnh hường tư Ấn Độ giáo );
Trụ biểu dạng stoupa ( của Phật giáo );
Hàng rào như những cây thánh giá;
Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…
Đây cũng là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời lịch sử và cá tính của vị Vua này .
Các công trình kiến trúc nổi bật
Bước vào lăng Khải Định là 1 công chào uy nghiêm với 37 bậc cấp thang được đắp tượng rồng rất lơn . Các trụ cổng được làm theo hình tháp ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo.
[caption id="attachment_2480" align="alignnone" width="600"] Cổng vào Ứng lăng với 37 bậc cấp thang được đắp tượng rồng rất lơn[/caption]
Bước sâu vào thêm 29 bậc cấp nữa là đến sân chầu Bái Đình, với hai bên sân là hai hàng tượng lính bằng đá hiếm và đều có khí sắc đứng hướng mặt vào giữa sân
Tin liên quan:
- Taxi sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế giá chỉ 150.000đ
- 3 cách di chuyển từ sân bay Phú Bài về thành phố Huế
- Số điện thoại các hãng taxi ở Huế
[caption id="attachment_2473" align="alignnone" width="600"] Hai hàng tượng đứng chầu trước Bái Đình[/caption]
[caption id="attachment_2479" align="alignnone" width="600"] Bi Đình hình bát giác xây bê tông cốt thép, hai bên là 2 trụ biểu hình chóp ảnh hưởng từ kiến trúc phật giáo[/caption]
[caption id="attachment_2482" align="alignnone" width="600"] Bia đá trong Bi Đình ghi về cuộc đời và sự nghiệp vua Khải Định[/caption]
Cung Thiên Định
Vào trong lăng sự sáng tạo và phá cách càng được thể hiện rỏ nét, giá trị nghệ thuật cao nhất của Ứng lăng là ở phần trang trí nội thất cung Thiên Định, đây cũng là công trình kiến trúc chính của lăng gồm 5 phần kiến trúc liền nhau
Phía trước là điện Khải Thành nơi có áng thờ và chân dung vua Khải Định, hai bên là tả hữu trực phòng dành cho lính hộ lăng. Phần ở giữa là chính tẩm có mỗ phần của nhà vua, Phần trong cùng là áng vị của vua
[caption id="attachment_2469" align="alignnone" width="600"] Áng thờ và chân dung vua Khải Định[/caption]
Ở phần chính tẩm của cung Thiên Định có 1 chiếc bửu tán với những đường lượn mềm mãi thanh thoát, khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa có thể xao động trước gió. Nhưng không nghĩ rằng !. đó là một khối bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Dưới bửu tán là Tượng vua Khải Định bằng Đồng kích thước bằng người thật được Đúc tại Pháp vào năm 1920. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng 1 toại đạo dài gần 30m, bắt đầu từ phía sau bi đình
[caption id="attachment_2483" align="alignnone" width="600"] Mộ phần của vua Khải Định phía sau là áng vị của nhà vua[/caption]
Toàn bộ nội thất trong 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Mỗi tác phẩm đều cho thấy sự tài hoa của các nghệ nhân thời đó, tại đây có bức bích họa vô giá lớn vào loại bậc nhất Việt Nam, được trang trí trên trần của 3 gian giữa trong cung Thiên Định sau gần 100 năm bức họa này vẫn không bị bay màu nét mực vẫn tươi nguyên đó là bức bích họa Cửu Long Ẩn Vân do nghệ nhân nổi tiếng Phan Văn Tánh vẽ
[caption id="attachment_2484" align="alignnone" width="600"] Một phần của bức bích họa Cửu Long Ẩn Vân[/caption]
Trong lăng còn có một bức tượng vua Khải Định đang đứng thể hiện rất rõ sự pha trộn nghệ thuật Âu, Á . Pho tượng này cao 1m60, cả về kích thước và tạo hình đều giống với người thực, là tượng một vị đại nam thiên tử nhưng lại có dáng 1 vị võ quan Pháp
[caption id="attachment_2485" align="alignnone" width="600"] Tượng đồng chân dung vua Khải Định[/caption]
Hình ảnh xem thêm
[gallery type="slideshow" ids="2486,2476,2475,2472,2473,2471,2470,2474"]
Cho đến nay lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi đánh giá về quan điểm thẩm mỹ của vị vua này, dẫu vậy Ứng lăng vẫn có vị thế nhất định bởi sự khác lạ so với hệ thống các lăng tẩm của vương triều nhà Nguyễn ở Huế và hệ thống lăng tẩm ở Việt Nam qua các triều đại phong kiến nói chung.
Nguồn: ( Tổng hợp )