Cuộc sống ngày càng đô thị hóa, các nhà cao tầng mọc lên san sát khắp nơi, đường phố cao tốc ngày càng hiện đại thì tần suất xuất hiện của thế giới thiên nhiên xanh tươi cũng đã giảm đáng kể. Chính vì lẽ đó, những ai yêu mến thiên nhiên đã tìm về nhà vườn - sự kết hợp diệu kỳ giữa cây cối và nhà ở tại mảnh đất cố đô. Đến với Nhà vườn ở Huế, du khách có được những trải nghiệm tươi mới và thanh bình mà không phải nơi đâu cũng có. Nhà vườn từ lâu đã trở thành tinh hoa kiến trúc của xứ Huế.
Nhắc đến xứ Huế cố đô có lẽ ai cũng mong mỏi được một lần đặt chân đến mảnh đất kinh kỳ thời nhà Nguyễn này. Dạo chơi trong khung cảnh làng quê thân thuộc, khám phá kinh thành vàng son một thời cùng những phế tích có giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống của đất nước, rồi đến tham quan các chùa chiền lâu đời – nhà thờ với những kiến trúc cổ kính, thưởng thức nền ẩm thực tinh tế mà phong phú của xứ Huế… thì những năm gần đây, nhà vườn Huế với sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và các kiến trúc nhà ở xưa lại khá thu hút du khách tham quan.
[caption id="attachment_2453" align="alignnone" width="700"] Tham quan Nhà vườn là thú tiêu khiển thanh tao ở xứ Huế - Ảnh: LeHung[/caption]
Nhà vườn Huế là các phủ đệ của quan lại phong kiến ngày xưa có lịch sử trên dưới 200 năm. Đây là một dạng vườn cảnh cổ độc đáo được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc nhà ở và vườn cây bao quanh.
[caption id="attachment_2454" align="alignnone" width="700"] Nhà vườn Huế là phủ đệ của các quan lại xưa có lịch sử hơn 200 năm - Ảnh: Romas Vysniauskas[/caption]
Hầu hết các nhà vườn đều được kiến tạo theo quy luật có cổng ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân nhà và nhà rường. Các khu nhà ở được bố trí hài hòa với các khu vườn bao quanh, được tính toán tỉ mỉ với diện tích đất, mật độ cây xanh trong khuôn viên, sự đa dạng của các loài cây… Chính những yếu tố ấy đã góp phần tạo nên kiến trúc độc đáo và trở thành điểm nhấn đặc sắc ở Huế ngày càng thu hút du khách đến chiêm ngưỡng, thưởng thức và hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, trong lành.
[caption id="attachment_2455" align="alignnone" width="700"] Cảnh quang tuyệt mỹ, hiếm có của Nhà vườn Huế - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Trong số những nhà vườn ở Huế, An Hiên là nhà vườn tiêu biểu nhất. Tọa lạc tại 58 Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, Thành phố Huế, cách chùa Thiên Mụ vài trăm mét, thuộc vùng đất Kim Long lịch sử bên bờ bắc dòng Hương giang, phía Tây kinh thành với diện tích rộng khoảng 4608 m2.
[caption id="attachment_2456" align="alignnone" width="700"] Cổng nhà cổ kính An Hiên -Ảnh: Nicola e Pina[/caption]
Theo nhiều tài liệu, An Hiên đã trải qua nhiều chủ nhân, kể từ thời công chúa thứ 18 con vua Dục Đức và các hoàng thân, giới thượng lưu thì bà Đào Thị Xuân Yến là người gắn bó lâu đời với với mảnh vườn này. Đồng thời, bà cũng chính là người chăm sóc, giữ gìn cẩn thận toàn vẹn kiến trúc cũng như các loài cây nơi đây mãi đến khi bà qua đời.
[caption id="attachment_2457" align="alignnone" width="700"] Kiến trúc nhà vườn An Hiên vẫn còn được lưu giữ toàn vẹn - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Thừa Thiên Huế
1. LỐI VÀO NHÀ VƯỜN AN HIÊN
Để vào được nhà vườn, bạn cần phải dạo bộ 34m qua lối đi với 2 dãy bạch mai đan vào nhau đẹp nên thơ, tạo nên chiều sâu thăm thẳm, hun hút như lạc vào mê cung huyền bí. Trông có vẻ giản đơn, như một con đường mòn được phủ sắc xanh, nhưng chỉ khi đặt bước trên lối đi, một cảm giác khó tả lại tràn về. Chỉ biết rằng lúc ấy, hẳn ta đang rời khỏi thực tại, từng bước từng bước lạc vào thế giới khác.
[caption id="attachment_2458" align="alignnone" width="700"] Lối vào được rợp bóng bạch mai -Ảnh: Nicola e Pina[/caption]
[caption id="attachment_2459" align="alignnone" width="700"] Lối đi hun hút tạo chiều sâu huyền bí - Ảnh: TranTien[/caption]
2. NHÀ RƯỜNG
Cuối con đường sẽ có một bức bình phong được xây vôi khắc đôi câu đối với ý nghĩa phong thủy là che chắn những điều không hay vào nhà. Sau khi đi qua tấm bình phong được rào quanh bởi hàng dâm bụt thì chúng ta sẽ đến với nhà Rường.
[caption id="attachment_2460" align="alignnone" width="700"] Bức bình phong che chắn những điều không tốt ở Nhà vườn Huế - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Ngôi nhà Rường với 2 gian 3 chái rộng khoảng 135m2 nằm giữa khu vườn. Nhà Rường có vẻ đẹp cổ kính khi xưa, là điểm nhấn trung tâm với sắc nâu trầm mặc giữa những màu lá xanh tươi đầy sức sống, có sự hài hòa giữa các gam màu nóng, lạnh hòa quyện vào nhau.
[caption id="attachment_2461" align="alignnone" width="700"] Nhà Rường với 2 gian 3 chái - Ảnh: Nicola e Pina[/caption]
Toàn bộ không gian của ngôi nhà chủ yếu được kiến tạo từ gỗ, gồm gỗ mít, gỗ lim, gỗ kền kền… cùng với những nét chạm khắc công phủ, tinh xảo và tỉ mỉ đã tạo nên vẻ chắc chắn và vững bền cùng thời gian, và nét đẹp hoài cổ cho nhà Rường ở Huế. Hơn 100 năm nay, nhà Rường vẫn uy nghi bề thế đón chào bao người đến kẻ đi.
[caption id="attachment_2462" align="alignnone" width="700"] Kiến trúc công phu, tinh xảo - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế
Chịu sự ảnh hưởng của học thuyết phong thủy, ngôi nhà ở Nhà Vườn An Hiên có kết cấu gian giữa là gian thờ theo nguyên tắc “tiền Phật hậu linh” (trước thờ Phật, sau thờ tổ tiên), hai bên gian còn lại được dùng để tiếp khách theo lối “nam tả nữ hữu” (tức bên trái tiếp nam và bên phải dành cho nữ); đồng thời, sinh hoạt ở 2 chái cũng theo nguyên tắc đó. Nét đặc sắc của ngôi nhà chính là những cột được gối trên bệ đá hình vuông, hệ thống cột kèo được chạm trổ tinh tế, mái ngói được lớp nhiều lớp với chạm khắc hoa sen ở giữa và các bên nóc được đắp nổi rồng, mây ấn tượng, đẹp mắt.
[caption id="attachment_2463" align="alignnone" width="700"] Nóc các Nhà Vườn Huế được đắp nổi rồng, mây ấn tượng, đẹp mắt - Ảnh: Nicola e Pina[/caption]
Đó là kiến trúc tổng quan của ngôi nhà, ngoài ra, còn có nhiều di vật cổ như bảng vàng, bàn ghế gỗ, bộ trường kỷ, tủ chè, sập gụ lâu đời và là bảo vật của các vua chúa nhà Nguyễn như: bức hoành phi “Văn Võ Trung Hiếu” của vị vua cuối cùng triều Nguyễn – vua Bảo Đại đặt ở gian giữa, các câu đối, bài thơ của vua Thành Thái nằm ở 2 gian tiếp khách.
[caption id="attachment_2464" align="alignnone" width="750"] Bức hoành phi của vua Bảo Đại - Ảnh: Kiều Vân[/caption]
Tin liên quan:
[caption id="attachment_2465" align="alignnone" width="700"] Nội thất với cổ vật bên trong nhà Rường - Ảnh: lngt[/caption]
Xem thêm: Các tour du lịch Huế
Ngắm nhìn đôi liễn chữ chân pha thảo mà lòng thanh tịnh biết bao:
Ngôi nhà là tổng thế kiến trúc truyền thống đất Việt nói riêng và phương Đông nói chung đã mang đến cho những du khách trong và ngoài nước cảm nhận khác biệt so với những ngôi nhà cao tầng nơi đô thị - một cảm giác thanh bình, trong veo.
Nhắc đến xứ Huế cố đô có lẽ ai cũng mong mỏi được một lần đặt chân đến mảnh đất kinh kỳ thời nhà Nguyễn này. Dạo chơi trong khung cảnh làng quê thân thuộc, khám phá kinh thành vàng son một thời cùng những phế tích có giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống của đất nước, rồi đến tham quan các chùa chiền lâu đời – nhà thờ với những kiến trúc cổ kính, thưởng thức nền ẩm thực tinh tế mà phong phú của xứ Huế… thì những năm gần đây, nhà vườn Huế với sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và các kiến trúc nhà ở xưa lại khá thu hút du khách tham quan.
[caption id="attachment_2453" align="alignnone" width="700"] Tham quan Nhà vườn là thú tiêu khiển thanh tao ở xứ Huế - Ảnh: LeHung[/caption]
Nhà vườn Huế là các phủ đệ của quan lại phong kiến ngày xưa có lịch sử trên dưới 200 năm. Đây là một dạng vườn cảnh cổ độc đáo được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc nhà ở và vườn cây bao quanh.
[caption id="attachment_2454" align="alignnone" width="700"] Nhà vườn Huế là phủ đệ của các quan lại xưa có lịch sử hơn 200 năm - Ảnh: Romas Vysniauskas[/caption]
Hầu hết các nhà vườn đều được kiến tạo theo quy luật có cổng ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân nhà và nhà rường. Các khu nhà ở được bố trí hài hòa với các khu vườn bao quanh, được tính toán tỉ mỉ với diện tích đất, mật độ cây xanh trong khuôn viên, sự đa dạng của các loài cây… Chính những yếu tố ấy đã góp phần tạo nên kiến trúc độc đáo và trở thành điểm nhấn đặc sắc ở Huế ngày càng thu hút du khách đến chiêm ngưỡng, thưởng thức và hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, trong lành.
[caption id="attachment_2455" align="alignnone" width="700"] Cảnh quang tuyệt mỹ, hiếm có của Nhà vườn Huế - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Trong số những nhà vườn ở Huế, An Hiên là nhà vườn tiêu biểu nhất. Tọa lạc tại 58 Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, Thành phố Huế, cách chùa Thiên Mụ vài trăm mét, thuộc vùng đất Kim Long lịch sử bên bờ bắc dòng Hương giang, phía Tây kinh thành với diện tích rộng khoảng 4608 m2.
[caption id="attachment_2456" align="alignnone" width="700"] Cổng nhà cổ kính An Hiên -Ảnh: Nicola e Pina[/caption]
Theo nhiều tài liệu, An Hiên đã trải qua nhiều chủ nhân, kể từ thời công chúa thứ 18 con vua Dục Đức và các hoàng thân, giới thượng lưu thì bà Đào Thị Xuân Yến là người gắn bó lâu đời với với mảnh vườn này. Đồng thời, bà cũng chính là người chăm sóc, giữ gìn cẩn thận toàn vẹn kiến trúc cũng như các loài cây nơi đây mãi đến khi bà qua đời.
[caption id="attachment_2457" align="alignnone" width="700"] Kiến trúc nhà vườn An Hiên vẫn còn được lưu giữ toàn vẹn - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Thừa Thiên Huế
1. LỐI VÀO NHÀ VƯỜN AN HIÊN
Để vào được nhà vườn, bạn cần phải dạo bộ 34m qua lối đi với 2 dãy bạch mai đan vào nhau đẹp nên thơ, tạo nên chiều sâu thăm thẳm, hun hút như lạc vào mê cung huyền bí. Trông có vẻ giản đơn, như một con đường mòn được phủ sắc xanh, nhưng chỉ khi đặt bước trên lối đi, một cảm giác khó tả lại tràn về. Chỉ biết rằng lúc ấy, hẳn ta đang rời khỏi thực tại, từng bước từng bước lạc vào thế giới khác.
[caption id="attachment_2458" align="alignnone" width="700"] Lối vào được rợp bóng bạch mai -Ảnh: Nicola e Pina[/caption]
[caption id="attachment_2459" align="alignnone" width="700"] Lối đi hun hút tạo chiều sâu huyền bí - Ảnh: TranTien[/caption]
2. NHÀ RƯỜNG
Cuối con đường sẽ có một bức bình phong được xây vôi khắc đôi câu đối với ý nghĩa phong thủy là che chắn những điều không hay vào nhà. Sau khi đi qua tấm bình phong được rào quanh bởi hàng dâm bụt thì chúng ta sẽ đến với nhà Rường.
[caption id="attachment_2460" align="alignnone" width="700"] Bức bình phong che chắn những điều không tốt ở Nhà vườn Huế - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Ngôi nhà Rường với 2 gian 3 chái rộng khoảng 135m2 nằm giữa khu vườn. Nhà Rường có vẻ đẹp cổ kính khi xưa, là điểm nhấn trung tâm với sắc nâu trầm mặc giữa những màu lá xanh tươi đầy sức sống, có sự hài hòa giữa các gam màu nóng, lạnh hòa quyện vào nhau.
[caption id="attachment_2461" align="alignnone" width="700"] Nhà Rường với 2 gian 3 chái - Ảnh: Nicola e Pina[/caption]
Toàn bộ không gian của ngôi nhà chủ yếu được kiến tạo từ gỗ, gồm gỗ mít, gỗ lim, gỗ kền kền… cùng với những nét chạm khắc công phủ, tinh xảo và tỉ mỉ đã tạo nên vẻ chắc chắn và vững bền cùng thời gian, và nét đẹp hoài cổ cho nhà Rường ở Huế. Hơn 100 năm nay, nhà Rường vẫn uy nghi bề thế đón chào bao người đến kẻ đi.
[caption id="attachment_2462" align="alignnone" width="700"] Kiến trúc công phu, tinh xảo - Ảnh: Sưu tầm[/caption]
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế
Chịu sự ảnh hưởng của học thuyết phong thủy, ngôi nhà ở Nhà Vườn An Hiên có kết cấu gian giữa là gian thờ theo nguyên tắc “tiền Phật hậu linh” (trước thờ Phật, sau thờ tổ tiên), hai bên gian còn lại được dùng để tiếp khách theo lối “nam tả nữ hữu” (tức bên trái tiếp nam và bên phải dành cho nữ); đồng thời, sinh hoạt ở 2 chái cũng theo nguyên tắc đó. Nét đặc sắc của ngôi nhà chính là những cột được gối trên bệ đá hình vuông, hệ thống cột kèo được chạm trổ tinh tế, mái ngói được lớp nhiều lớp với chạm khắc hoa sen ở giữa và các bên nóc được đắp nổi rồng, mây ấn tượng, đẹp mắt.
[caption id="attachment_2463" align="alignnone" width="700"] Nóc các Nhà Vườn Huế được đắp nổi rồng, mây ấn tượng, đẹp mắt - Ảnh: Nicola e Pina[/caption]
Đó là kiến trúc tổng quan của ngôi nhà, ngoài ra, còn có nhiều di vật cổ như bảng vàng, bàn ghế gỗ, bộ trường kỷ, tủ chè, sập gụ lâu đời và là bảo vật của các vua chúa nhà Nguyễn như: bức hoành phi “Văn Võ Trung Hiếu” của vị vua cuối cùng triều Nguyễn – vua Bảo Đại đặt ở gian giữa, các câu đối, bài thơ của vua Thành Thái nằm ở 2 gian tiếp khách.
[caption id="attachment_2464" align="alignnone" width="750"] Bức hoành phi của vua Bảo Đại - Ảnh: Kiều Vân[/caption]
Tin liên quan:
- Taxi sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế giá chỉ 150.000đ
- 3 cách di chuyển từ sân bay Phú Bài về thành phố Huế
- Số điện thoại các hãng taxi ở Huế
[caption id="attachment_2465" align="alignnone" width="700"] Nội thất với cổ vật bên trong nhà Rường - Ảnh: lngt[/caption]
Xem thêm: Các tour du lịch Huế
Ngắm nhìn đôi liễn chữ chân pha thảo mà lòng thanh tịnh biết bao:
“Chí ấy ở non cao nước chảy
Người kia như trúc biếc ngô xanh.”
Ngôi nhà là tổng thế kiến trúc truyền thống đất Việt nói riêng và phương Đông nói chung đã mang đến cho những du khách trong và ngoài nước cảm nhận khác biệt so với những ngôi nhà cao tầng nơi đô thị - một cảm giác thanh bình, trong veo.
Nguồn: ( Tổng hợp )