Làng nghề truyền thống ở Quảng Bình đang ngày càng được người dân nơi đây gìn giữ và phát huy, nó được xem là một đẹp rất riêng của sứ sở Hang Động, được nhiều du khách khi đến đây tham quan tìm hiểu.
Làng Tân An từ xưa có tên gọi khác là làng Ba Phường, cũng có người gọi là Lộc Điền hay là phường bún bánh, đến nay vẫn mang những nét độc đáo của một làng quê truyền thống Việt Nam gắn liền với nghề làm bánh tráng. Làng Tân An nằm nép mình bên dòng sông Gianh thơ mộng, phong cảnh rất thanh bình, đây chính là tiềm năng và thế mạnh rất lớn để phát triển du lịch làng nghề Quảng Bình.
Nếu có dịp du lịch Quảng Bình, bạn hãy đến xã Quảng Thanh để tìm hiểu cách làm bánh của người dân địa phương và nếm thử món bánh tráng thương hiệu Tân An, giòn tan, thơm nồng đặc trưng cái nắng cái gió của vùng đất Quảng Bình. Đừng quên mua bánh tráng Tân An làm quà cho gia đình, người thân và bạn bè. Bánh tráng Tân An không chỉ mang hương vị đậm đà, dân dã của gạo, của vừng, mà kết tinh trong đó là cả tình yêu và niềm tự hào của một miền quê.
Để làm ra những chiếc bánh đậm đà hương vị quê hương, thoạt nhìn rất giản đơn nhưng các nghệ nhân làm bánh đã phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp và đòi hỏi có sự khéo léo, công phu, tỉ mỉ. Nguyên liệu chính để làm bánh là loại gạo ngon, được ngâm trong nước và sàng lọc, vo kỹ trước khi đem xay nhuyễn thành bột. Chất lượng và vẻ ngoài hấp dẫn của mỗi chiếc bánh mè xát phụ thuộc rất nhiều vào lớp mè đã xát vỏ.
Có thể nói, làng nón Hạ Thôn là một trong những điểm du lịch Quảng Bình rất đáng để du khách ghé thăm khi có dịp. Làng nón với sản phẩm nón nổi tiếng được xem như ngang tầm với nón Huế này cũng trải qua rất nhiều thăng trầm, cho đến khi được người ta biết đến như một địa danh.
Làng nón Hạ Thôn là một trong những điểm du lịch Quảng Bình
Làng nón Hạ Thôn cũng bắt đầu nghề làm nón với kỹ thuật thô sơ và những chiếc nón khá mộc mạc, song bởi tinh thần đầy nhiệt huyết với nghề, sự khéo léo và bền bỉ kiên trì, những chiếc nón bền đẹp mang nét thơ đã ra đời.
Bắt đầu với những sản phẩm thô sơ, mộc mạc
Sản phẩm nón của Hạ Thôn gồm nón xanh làm theo khuôn như nón bài thơ của Huế và nón lá dừa làm từ lá dừa nước của Đồng bằng sông Cửu Long, với lớp lá kết trên 16 vành, mặt ngoài của nón phủ sơn dầu làm từ nhựa thông. Với nghề nón bằng một phần ba số tuổi của làng, nón Hạ Thôn cũng phải trải qua khá nhiều cung bậc, để có được vị trí như ngày nay, lả được người tiêu dùng yêu chuộng sản phẩm của mình và được du khách bốn phương tìm đến tham quan như trở lại thăm một miền đất vốn đã từng rất thân thuộc.
Nghề làm chiếu cói có từ lâu lắm, khoảng trên 600 năm về trước. Người An Xá xưa vốn cần cù, chăm chỉ, thông minh và trí tuệ, biết khai thác và giữ gìn đồng cói ven bờ Hạc Hải, nguồn tài nguyên vô tận trời cho làm của riêng mình để dệt thành những chiếc chiếu đẹp, bền, bán phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trong vùng. Còn ngày nay, người An Xá đã biết chủ động nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ sản xuất quanh năm bằng việc tự tay mình trồng lên cây cói.
Nguồn nguyên liệu chính để làm nên chiếu cói
Trước đây, người dân An Xá chỉ biết sản xuất một loại chiếu trắng duy nhất từ nguyên liệu cói nguyên chất, hiện nay bà con đã nhanh chóng chuyển đổi sản xuất 3 mẫu mã: chiếu trắng, chiếu hoa và chiếu kẻ. Để họa tiết, màu sắc chiếu cói sắc nét, khó phai, người thợ phải mất rất nhiều công đoạn, trước tiên là chọn sợi cói về nhuộm phẩm với đủ loại màu tươi tắn, tiếp đến công đoạn nhuộm màu cũng cần phải có kinh nghiệm và kỹ năng chính xác.
Xã Bảo Ninh là một xã vùng biển của thành phố Đồng Hới - Quảng Bình, có nghề truyền thống làm nước mắm lâu đời. Người Bảo Ninh tự hào có nhiều đặc sản biển. Nhưng họ tự hào nhất vẫn là nước mắm từ con cá nục. Nục là loài cá nhỏ bằng 2 ngón tay, toàn thân là thớ thịt nạc mềm mại. Lúc làm nước mắm, chỉ mới trộn muối thôi đã thấy rỉ nước huyết đỏ hồng ra ngập cả cá. Loại nước mắm này vừa thơm, vừa ngọt, màu sắc sánh như mật ong thượng hạng.
Cá nục mụ là nguyên liệu làm nên món nước mắm gia truyền Bảo Ninh
Nước mắm Bảo Ninh nức tiếng, nó được nhận xét là dòng nước mắm cho hàm lượng đạm rất cao. Bởi theo các nhà nguyên cứu, con cá nục như kết hợp các tinh chất của biển. Con cá tuy nhỏ nhưng những phù du nhỏ bé nhiều năng lượng của biển được nó tiêu thụ một cách hoàn hảo… để con người khai thác, chế biến nó trong cái nắng đượm của vùng đất nhỏ của Trung phần.
Làng nghề bánh tráng Tân An
Làng Tân An từ xưa có tên gọi khác là làng Ba Phường, cũng có người gọi là Lộc Điền hay là phường bún bánh, đến nay vẫn mang những nét độc đáo của một làng quê truyền thống Việt Nam gắn liền với nghề làm bánh tráng. Làng Tân An nằm nép mình bên dòng sông Gianh thơ mộng, phong cảnh rất thanh bình, đây chính là tiềm năng và thế mạnh rất lớn để phát triển du lịch làng nghề Quảng Bình.
Làng nghề bánh tráng Tân An
Nếu có dịp du lịch Quảng Bình, bạn hãy đến xã Quảng Thanh để tìm hiểu cách làm bánh của người dân địa phương và nếm thử món bánh tráng thương hiệu Tân An, giòn tan, thơm nồng đặc trưng cái nắng cái gió của vùng đất Quảng Bình. Đừng quên mua bánh tráng Tân An làm quà cho gia đình, người thân và bạn bè. Bánh tráng Tân An không chỉ mang hương vị đậm đà, dân dã của gạo, của vừng, mà kết tinh trong đó là cả tình yêu và niềm tự hào của một miền quê.
Để làm ra những chiếc bánh đậm đà hương vị quê hương, thoạt nhìn rất giản đơn nhưng các nghệ nhân làm bánh đã phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp và đòi hỏi có sự khéo léo, công phu, tỉ mỉ. Nguyên liệu chính để làm bánh là loại gạo ngon, được ngâm trong nước và sàng lọc, vo kỹ trước khi đem xay nhuyễn thành bột. Chất lượng và vẻ ngoài hấp dẫn của mỗi chiếc bánh mè xát phụ thuộc rất nhiều vào lớp mè đã xát vỏ.
Di chuyển: Đặt Taxi sân bay Đồng Hới giá rẻ
Bánh tráng Tân An giòn tan, thơm nồng đặc trưng cái nắng cái gió của vùng đất Quảng Bình
Làng nón Hạ Thôn
Có thể nói, làng nón Hạ Thôn là một trong những điểm du lịch Quảng Bình rất đáng để du khách ghé thăm khi có dịp. Làng nón với sản phẩm nón nổi tiếng được xem như ngang tầm với nón Huế này cũng trải qua rất nhiều thăng trầm, cho đến khi được người ta biết đến như một địa danh.
Làng nón Hạ Thôn là một trong những điểm du lịch Quảng Bình
Làng nón Hạ Thôn cũng bắt đầu nghề làm nón với kỹ thuật thô sơ và những chiếc nón khá mộc mạc, song bởi tinh thần đầy nhiệt huyết với nghề, sự khéo léo và bền bỉ kiên trì, những chiếc nón bền đẹp mang nét thơ đã ra đời.
Bắt đầu với những sản phẩm thô sơ, mộc mạc
Sản phẩm nón của Hạ Thôn gồm nón xanh làm theo khuôn như nón bài thơ của Huế và nón lá dừa làm từ lá dừa nước của Đồng bằng sông Cửu Long, với lớp lá kết trên 16 vành, mặt ngoài của nón phủ sơn dầu làm từ nhựa thông. Với nghề nón bằng một phần ba số tuổi của làng, nón Hạ Thôn cũng phải trải qua khá nhiều cung bậc, để có được vị trí như ngày nay, lả được người tiêu dùng yêu chuộng sản phẩm của mình và được du khách bốn phương tìm đến tham quan như trở lại thăm một miền đất vốn đã từng rất thân thuộc.
Giờ đây các sản phẩm nón lá đã đa dạng và sắc sảo hơn
Làng ghề đan chiếu cói làng An Xá
Nghề làm chiếu cói có từ lâu lắm, khoảng trên 600 năm về trước. Người An Xá xưa vốn cần cù, chăm chỉ, thông minh và trí tuệ, biết khai thác và giữ gìn đồng cói ven bờ Hạc Hải, nguồn tài nguyên vô tận trời cho làm của riêng mình để dệt thành những chiếc chiếu đẹp, bền, bán phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trong vùng. Còn ngày nay, người An Xá đã biết chủ động nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ sản xuất quanh năm bằng việc tự tay mình trồng lên cây cói.
Nguồn nguyên liệu chính để làm nên chiếu cói
Trước đây, người dân An Xá chỉ biết sản xuất một loại chiếu trắng duy nhất từ nguyên liệu cói nguyên chất, hiện nay bà con đã nhanh chóng chuyển đổi sản xuất 3 mẫu mã: chiếu trắng, chiếu hoa và chiếu kẻ. Để họa tiết, màu sắc chiếu cói sắc nét, khó phai, người thợ phải mất rất nhiều công đoạn, trước tiên là chọn sợi cói về nhuộm phẩm với đủ loại màu tươi tắn, tiếp đến công đoạn nhuộm màu cũng cần phải có kinh nghiệm và kỹ năng chính xác.
Phương tiện đi lại: Taxi sân bay Đồng Hới
Sản phẩm chiếu cói ngày càng đa dạng về mẫu mã
Nước mắm Bảo Ninh
Xã Bảo Ninh là một xã vùng biển của thành phố Đồng Hới - Quảng Bình, có nghề truyền thống làm nước mắm lâu đời. Người Bảo Ninh tự hào có nhiều đặc sản biển. Nhưng họ tự hào nhất vẫn là nước mắm từ con cá nục. Nục là loài cá nhỏ bằng 2 ngón tay, toàn thân là thớ thịt nạc mềm mại. Lúc làm nước mắm, chỉ mới trộn muối thôi đã thấy rỉ nước huyết đỏ hồng ra ngập cả cá. Loại nước mắm này vừa thơm, vừa ngọt, màu sắc sánh như mật ong thượng hạng.
Cá nục mụ là nguyên liệu làm nên món nước mắm gia truyền Bảo Ninh
Nước mắm Bảo Ninh nức tiếng, nó được nhận xét là dòng nước mắm cho hàm lượng đạm rất cao. Bởi theo các nhà nguyên cứu, con cá nục như kết hợp các tinh chất của biển. Con cá tuy nhỏ nhưng những phù du nhỏ bé nhiều năng lượng của biển được nó tiêu thụ một cách hoàn hảo… để con người khai thác, chế biến nó trong cái nắng đượm của vùng đất nhỏ của Trung phần.
Làng nghề nước mắm Bảo Ninh
Mỗi nghề mang một vẻ đẹp, một nét riêng đặc sắc, nhưng điểm chung của tất cả các làng nghề truyền thống ở Quảng Bình là đều ẩn chứa những giá trị văn hóa đáng trân trọng và cần gìn giữ, phát triển. Hy vọng với những thông tin bổ ích ở trên có thể giúp bạn tích góp được những kinh nghiệm quý giá cho chuyến du lịch Quảng Bình thêm phần trọn vẹn.
Xem thêm: Các đặc sản ở Quảng Bình
Nguồn: Sưu tầm