Trước mỗi chuyến đi việc chuẩn bị đồ đạc mang theo là vô cùng quan trọng, nhiều quá thì sẽ khiến trọng lượng bị tăng dẫn tới việc cồng kềnh cho chuyến đi, nhưng ít quá thì khi bạn cần lại không có để sử dụng, tất cả mọi thứ nên vừa đủ. Việc lựa chọn ĐỦ những đồ vật thiết yếu sẽ giúp bạn có thứ mình khi cần và không mấy khi mang thừa hành lý (nhất là khi di chuyển bằng máy bay). Trong phạm vi bài viết này, Cùng Phượt chỉ nêu ra các vật dụng cần thiết, bạn hãy tùy theo chuyến đi của mình mà bỏ bớt những vật dụng không dùng tới.
Các bạn vui lòng góp ý, bổ sung các vật dụng bạn cho là cần thiết bằng hệ thống comment ngay dưới bài viết để Cùng Phượt bổ sung, những góp ý này sẽ giúp bài viết được đầy đủ hơn, là kinh nghiệm hữu ích cho những bạn khác trước mỗi chuyến đi. Xin chân thành cảm ơn.
Quần dài : 1-3 chiếc trong đó có 1 chiếc sử dụng thường xuyên trên đường, 1-2 chiếc còn lại chỉ sử dụng để làm phương án dự phòng khi quá bẩn hoặc ướt (không nên thay quần dài đi đường hàng ngày làm gì vì nếu như thế thì bao nhiêu cũng không đủ).
Áo phông mỏng mặc ở trong cùng, số lượng áo này thì tương đương với số ngày bạn đi, mang khoảng từ 3-5 chiếc là okie.
Áo len mỏng cho mùa hè và áo len dày cho mùa đông : 2 chiếc
Áo khoác gió : có tác dụng chắn gió rất tốt, nếu có thể bạn nên mua loại áo có khả năng chống cả nước để không bị ngấm sương vào người. Áo gió thường được dùng với những nơi thời tiết chỉ hơi se lạnh.
Áo khoác dày : Vào mùa đông nhiệt độ ở các vùng núi có những nơi xuống rất thấp nhất là chiều tối, chính vì vậy nên cần một chiếc áo giữ ấm tốt nhưng vẫn phải gọn, bạn có thể lựa chọn những loại áo lông vũ nhẹ.
Khăn quàng cổ : Với mùa hè bạn chỉ cần một vài chiếc khăn rằn dùng để quấn cổ và quấn đầu sẽ có tác dụng chắn nắng (không bị cháy đen khu vực cổ) và thấm mồ hôi trên đầu, nếu khăn đủ dài thì chỉ cần dùng 1 chiếc cho cả 3 nhiệm vụ; quấn cổ, quấn đầu, bịt mặt. Vào mùa đông thay khăn rằn bằng khăn len để giữ nhiệt tốt hơn.
Bịt tai để giữ ấm nếu trời lạnh.
Khoảng 3-5 đôi tất và 3-5 bộ quần/áo lót. Tất có tác dụng giữ ấm cho gan bàn chân nên rất quan trọng, bạn cứ mang nhiều đi một chút để thay trong trường hợp bị ướt.
Giày : nên sử dụng loại giày thể thao có độ bám tốt, đi thoải mái cho chân. Với các bạn nam tránh dùng giày da, với các bạn nữ tránh dùng giày cao gót, giày búp bê. Trong trường hợp phân vân giữa các loại giày bạn cứ dùng giày bộ đội.
Khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng tất cả những thứ này bạn nên bỏ gọn vào trong một chiếc túi đựng đồ cá nhân.
Túi ngủ cho những chuyến đi ngủ lều.
Với ngần đó thứ đồ thì bạn sẽ cần đến một chiếc ba lô khoảng 50L là vừa, Cùng Phượt khuyên bạn với 1 xe máy thì sử dụng 2 ba lô của xế khoảng 60L và của ôm khoảng 50L là vừa, một số đồ dùng khác bạn có thể để ở ngoài.
Giấy tờ tùy thân
Nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân nhé
Giấy phép lái xe : Thứ bắt buộc phải có nếu chuyến đi của bạn có một hành trình bất kỳ sử dụng xe máy, đây cũng là giấy tờ bạn có thể sử dụng thay thế CMND khi lên máy bay.
Đăng ký xe, bảo hiểm xe, giấy chứng nhận nộp phí đường bộ : Những thứ cần thiết để tránh gặp rắc rối với CSGT khi đi trên đường
Hộ chiếu + CMND : Khi vào khu vực biên giới, theo quy định bạn sẽ phải xuất trình giấy tờ tùy thân với đồn biên phòng quản lý khu vực đó chính vì vậy bạn nên mang theo CMND, trong trường hợp ở một số cửa khẩu các bạn muốn sang phía bên kia biên giới du lịch thì bạn cần phải có thêm hộ chiếu.
Nếu bạn không muốn mang theo tiền nhiều thì nhớ mang theo thẻ ATM, thường ở trung tâm các huyện sẽ có ATM của ngân hàng Agribank nên các bạn nhớ mang theo loại thẻ có thể rút được ở ngân hàng ngày (hệ thống Smartlink là okie).
Mũ bảo hiểm kín đầu hoặc ít nhất là loại mũ nửa đầu, không dùng những loại mũ bảo hiểm thời trang bởi độ an toàn thấp và nguy cơ gây nguy hiểm cho người đội khi có tai nạn xảy ra. Đi phượt đã là mạo hiểm nhưng việc giảm được rủi ro nhiều hay ít lại phụ thuộc vào chính những việc nhỏ như này
Bộ bọc khuỷu tay và đầu gối để giảm chấn thương khi chẳng may có bị ngã xe, 2 thứ này bạn có thể dễ dàng mua ở những cửa hàng chuyên bán đồ đi phượt. Nếu có điều kiện, hãy sắm thêm một bộ áo giáp toàn thân.
Một chiếc kính râm hoặc kính trắng loại ôm sát được vào mắt, đối với những bạn cận có thể dùng loại kính có gọng đặc biệt có thể lắp thêm mắt cận ở phía trong.
Găng tay : nên chọn loại găng có mặt nhám phía trong giúp tạo độ bám khi kéo ga. Vào mùa đông có thể sử dụng loại găng tay da có khả năng chống được nước để giữ ấm cho bàn tay.
Áo mưa bộ : chuẩn bị mỗi người (xế và ôm) một bộ áo mưa, không nên dùng áo mưa giấy hoặc áo mưa cánh dơi (áo mưa trùm đầu) bởi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đi xe máy.
Ủng đi mưa , có thể dùng ủng nilon loại đi một lần rồi đáp hoặc mua một đôi ủng tử tế để dùng nhiều lần.
Túi đeo bụng dùng để đựng các loại giấy tờ, ví, các thiết bị điện tử để cho gọn, tránh vướng víu khi ngồi trên xe máy.
Bình nước giữ nhiệt vào mùa đông (mùa hè thì mua mấy chai lavie cho tiện).
Các đồ dùng chung cho cả đoàn
Túi nilon to và nhỏ, loại 20kg dùng để bọc balo, loại 5-10kg dùng để đựng đồ linh tinh, quần áo bẩn. Các loại túi này có thể mua ở Hàng Chiếu.
Ổ cắm nối dài : đặc thù các khách sạn nhà nghỉ thường không có nhiều ổ cắm trong khi anh em trong đoàn thì có vô số thiết bị điện tử mang theo cần sạc nên là kiểu gì cũng tranh nhau, cả đoàn nên mang theo vài cái ổ Lioa cho chắc chắn.
Máy sấy : sau mỗi ngày di chuyển thì có thể một số trang phục (khăn, găng tay, khẩu trang ..) có thể bị ướt mà không thể giặt ngay thì máy sấy là cứu cánh trong những trường hợp này. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm khô đầu tóc nhanh để có thể sớm đi ngủ buổi tối (nhất là với các bạn nữ).
Bộ dụng cụ y tế nên có những thứ sau : Thuốc đau bụng Berberin, thuốc cảm, bông băng, cồn sát trùng, miếng dán hạ sốt, viên sủi giảm sốt, một vài viên giảm đau, Orezol để bù nước, một hộp salonpas loại dán và 1 tuýp salonpas gel …
Đi vào mùa lạnh thì mang theo ít miếng dán giữ nhiệt.
Đồ ăn thức uống trên đường : Nên mua các loại bánh khô ăn nhanh, Chocolate, nước lọc, một vài lọ Redbull, trà, coffee … (nhớ mang theo ít trà gừng)
Chuyến đi mà phải đi bộ nhiều thì mang theo ít đường gluco, pha vào nước uống cho đỡ mỏi cơ.
Giấy ăn, khăn ướt.
Nếu đoàn bạn thích nhã, mang theo vài cái ca bằng kim loại + 1 gói cồn khô, lúc nào nghỉ thì lôi ra đun nước pha trà uống.
Một cuộn dây dù dài vào, khoảng tầm 20-30m, làm gì thì chưa biết nhưng kiểu gì cũng có lúc dùng đến (kéo xe chẳng hạn)
Một vài đoạn ruy băng màu sáng (xanh kiểu màu xanh phản quang chẳng hạn) dùng để làm dấu hiệu nhận biết cho xe đi sau đối với một số đoạn đường vắng người qua lại và đoàn bị chia tách mà không liên lạc được.
Dao đa năng, đèn pin, bật lửa
Điện thoại (chọn loại sóng tốt pin trâu là tốt nhất), mang theo smartphone thì nhớ kiếm mấy cục pin dự phòng
Máy ảnh (nếu không chơi ảnh và muốn nhẹ nhàng thì mang mấy cái máy du lịch thôi cho gọn, tất nhiên nếu có máy xịn, muốn ảnh đẹp và không xót máy, các bạn cứ tự nhiên sử dụng).
Bao cao su có khả năng chống nước cho thiết bị điện tử rất tốt
Lót BVS vào dưới đế giày có khả năng hút ẩm cao, tránh nhiễm lạnh cho gan bàn chân
Bao cao su và băng vệ sinh (đừng nghĩ gì nhé, đơn giản là dùng bao cao su để nhét đồ điện tử vào chống ướt và băng vệ sinh lót đế giày để tránh bị ngấm lạnh gan bàn chân (nhất là khi đi rừng)
Đồ dùng liên quan đến phương tiện đi lại
Có tiền làm bộ này rồi mỗi chuyến nhặt ra vài thứ mang đi thì tuyệt :))
Chú ý : Việc tự sửa xe trên đường chỉ mang tính nhất thời để đảm bảo hành trình, ngay khi tới được địa điểm có hàng sửa xe chuyên dụng bạn nên mang xe vào thông báo với họ về lỗi và tình trạng hiện tại để được kiểm tra lại một cách toàn diện nhất nhằm đảm bảo an toàn.
Gương chiếu hậu : Luật giao thông đường bộ quy định chỉ cần có gương bên trái tuy nhiên tốt nhất bạn nên lắp đủ cả 2 gương để tăng tầm quan sát trên đường.
Đồ sửa xe máy cơ bản : Khi hỏng xe tại khu vực có dân cư tốt nhất hãy mang xe đến thẳng hàng, vừa nhanh lại vừa đảm bảo. Chỉ khi đi vào những khu vực thưa thớt hoặc không có dân sinh sống thì mới phải tự mình sửa xe, ở đây chúng mình chỉ gợi ý một số dụng cụ cơ bản để sửa chữa những lỗi nhỏ trên đường : 1 bộ móc lốp, 1 bộ dụng cụ vá xe (keo, miếng vá, miếng chà săm, 1 bơm tay hoặc bơm chân tùy bạn), 1 kìm, 1 mỏ lết loại nhỏ, 1 bộ cờ lê (loại 1 đầu mở, 1 đầu tròn) có kích thước lần lượt 10-12-14-17-19mm, vài thanh chữ T (dùng để vặn ốc ở phanh sau, tháo ốc thay dầu), 1 tuốc nơ vít (4 cạnh và 2 cạnh), 1 bộ đồ tháo bugi
Mang theo 2 săm dự trữ phù hợp với từng xe (phổ biến là các loại 225-250-275) săm bánh sau thường to hơn săm bánh trước. Các dòng Dream và Wave thường là 225-250, các dòng Jupiter và Future thường là 250-275 (các bạn xem lại trên lốp xe của mình cho chắc nhé).
1 vài lọ keo tự vá Tiến Hưng (tốt nhất là nên đổ vào săm trước khi đi)
Một vòi cao su dài khoảng 1m dùng để hút xăng khi cần thiết.
Mang theo 1 bugi phù hợp với xe của mình.
Dây cao su : dùng để buộc chặt đồ vào xe để khi di chuyển không bị văng hay rơi đồ.
Thêm một bộ chìa khóa xe máy, trong trường hợp tính bạn hay quên và không cẩn thận thì cứ mang đi, chẳng thừa đâu. Giao 1 bộ cho bạn còn lại đi cùng xe với mình (hoặc xe khác, tùy bạn) cho chắc
Nếu không biết gì thì mang xe đi bảo dưỡng toàn bộ cho lành (nếu biết một chút thì cũng vẫn mang đi bảo dưỡng nhưng chú ý mấy điều phía dưới nữa :3)
Làm lọ dầu (nhớt) mới đi cho mát máy, má phanh mòn thì thay, hết dầu phanh thì đổ, săm có vết vá thì chuyển cái mới (đi đường dài lốp nóng, vết vá dễ bị bong), lốp mòn rồi thì đừng có tiếc. Chú ý với các bạn đi xe của Yamaha thì đừng dùng lốp gốc của xe, cái lốp đấy chỉ chạy đường phố thôi, đi đường núi bám đường với bám cua chán lắm. Các bạn cứ thay lốp Future mà đi vì nó cùng kích thước lốp với nhau, hoặc chọn luôn lốp Inoue.
Nhông xích mà mòn quá thì làm bộ mới, căng xích lên một chút, đừng để trùng quá đến lúc leo dốc chả có tí lực nào đâu
Các loại đèn xem có sáng không, đèn hậu có sáng khi đạp/bóp phanh (thắng) không.
Kiểm tra xem ắc quy okie không, đi đường mà chết ắc quy thì cũng ngán đó
Tìm trên Google : mang gì khi đi phượt, chuẩn bị đồ đi phượt, đồ dùng khi đi phượt, trang bị đi phượt, các loại đồ khi đi phượt, đi phượt cần mang gì, mang gi khi di phuot, chuan bi do di phuot, do dung khi di phuot, trang bi di phuot, cac loai do khi di phuot, di phuot can mang gi
Các bạn vui lòng góp ý, bổ sung các vật dụng bạn cho là cần thiết bằng hệ thống comment ngay dưới bài viết để Cùng Phượt bổ sung, những góp ý này sẽ giúp bài viết được đầy đủ hơn, là kinh nghiệm hữu ích cho những bạn khác trước mỗi chuyến đi. Xin chân thành cảm ơn.
Mục lục
1 Đồ dùng sinh hoạt cá nhân hàng ngày
2 Giấy tờ tùy thân
3 Đồ dùng cá nhân khi đi đường
4 Các đồ dùng chung cho cả đoàn
5 Các đồ dùng cần thiết khác
6 Đồ dùng liên quan đến phương tiện đi lại
7 Kiểm tra xe trước khi đi
Đồ dùng sinh hoạt cá nhân hàng ngày
Đồ dùng cá nhân ở đây đơn thuần là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày dành riêng cho cá nhân bạn sử dụng, những đồ dùng khác sẽ được sắp xếp vào những mục phù hợp ở phía dưới. Cùng Phượt gợi ý bạn đồ dùng cho một chuyến đi với khoảng thời gian kéo dài từ 3-5 ngày.Quần dài : 1-3 chiếc trong đó có 1 chiếc sử dụng thường xuyên trên đường, 1-2 chiếc còn lại chỉ sử dụng để làm phương án dự phòng khi quá bẩn hoặc ướt (không nên thay quần dài đi đường hàng ngày làm gì vì nếu như thế thì bao nhiêu cũng không đủ).
Áo phông mỏng mặc ở trong cùng, số lượng áo này thì tương đương với số ngày bạn đi, mang khoảng từ 3-5 chiếc là okie.
Áo len mỏng cho mùa hè và áo len dày cho mùa đông : 2 chiếc
Áo khoác gió : có tác dụng chắn gió rất tốt, nếu có thể bạn nên mua loại áo có khả năng chống cả nước để không bị ngấm sương vào người. Áo gió thường được dùng với những nơi thời tiết chỉ hơi se lạnh.
Áo khoác dày : Vào mùa đông nhiệt độ ở các vùng núi có những nơi xuống rất thấp nhất là chiều tối, chính vì vậy nên cần một chiếc áo giữ ấm tốt nhưng vẫn phải gọn, bạn có thể lựa chọn những loại áo lông vũ nhẹ.
Khăn quàng cổ : Với mùa hè bạn chỉ cần một vài chiếc khăn rằn dùng để quấn cổ và quấn đầu sẽ có tác dụng chắn nắng (không bị cháy đen khu vực cổ) và thấm mồ hôi trên đầu, nếu khăn đủ dài thì chỉ cần dùng 1 chiếc cho cả 3 nhiệm vụ; quấn cổ, quấn đầu, bịt mặt. Vào mùa đông thay khăn rằn bằng khăn len để giữ nhiệt tốt hơn.
Bịt tai để giữ ấm nếu trời lạnh.
Khoảng 3-5 đôi tất và 3-5 bộ quần/áo lót. Tất có tác dụng giữ ấm cho gan bàn chân nên rất quan trọng, bạn cứ mang nhiều đi một chút để thay trong trường hợp bị ướt.
Giày : nên sử dụng loại giày thể thao có độ bám tốt, đi thoải mái cho chân. Với các bạn nam tránh dùng giày da, với các bạn nữ tránh dùng giày cao gót, giày búp bê. Trong trường hợp phân vân giữa các loại giày bạn cứ dùng giày bộ đội.
Khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng tất cả những thứ này bạn nên bỏ gọn vào trong một chiếc túi đựng đồ cá nhân.
Túi ngủ cho những chuyến đi ngủ lều.
Với ngần đó thứ đồ thì bạn sẽ cần đến một chiếc ba lô khoảng 50L là vừa, Cùng Phượt khuyên bạn với 1 xe máy thì sử dụng 2 ba lô của xế khoảng 60L và của ôm khoảng 50L là vừa, một số đồ dùng khác bạn có thể để ở ngoài.
Giấy tờ tùy thân
Nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân nhé
Giấy phép lái xe : Thứ bắt buộc phải có nếu chuyến đi của bạn có một hành trình bất kỳ sử dụng xe máy, đây cũng là giấy tờ bạn có thể sử dụng thay thế CMND khi lên máy bay.
Đăng ký xe, bảo hiểm xe, giấy chứng nhận nộp phí đường bộ : Những thứ cần thiết để tránh gặp rắc rối với CSGT khi đi trên đường
Hộ chiếu + CMND : Khi vào khu vực biên giới, theo quy định bạn sẽ phải xuất trình giấy tờ tùy thân với đồn biên phòng quản lý khu vực đó chính vì vậy bạn nên mang theo CMND, trong trường hợp ở một số cửa khẩu các bạn muốn sang phía bên kia biên giới du lịch thì bạn cần phải có thêm hộ chiếu.
Nếu bạn không muốn mang theo tiền nhiều thì nhớ mang theo thẻ ATM, thường ở trung tâm các huyện sẽ có ATM của ngân hàng Agribank nên các bạn nhớ mang theo loại thẻ có thể rút được ở ngân hàng ngày (hệ thống Smartlink là okie).
Đồ dùng cá nhân khi đi đường
Mũ bảo hiểm kín đầu hoặc ít nhất là loại mũ nửa đầu, không dùng những loại mũ bảo hiểm thời trang bởi độ an toàn thấp và nguy cơ gây nguy hiểm cho người đội khi có tai nạn xảy ra. Đi phượt đã là mạo hiểm nhưng việc giảm được rủi ro nhiều hay ít lại phụ thuộc vào chính những việc nhỏ như này
Bộ bọc khuỷu tay và đầu gối để giảm chấn thương khi chẳng may có bị ngã xe, 2 thứ này bạn có thể dễ dàng mua ở những cửa hàng chuyên bán đồ đi phượt. Nếu có điều kiện, hãy sắm thêm một bộ áo giáp toàn thân.
Một chiếc kính râm hoặc kính trắng loại ôm sát được vào mắt, đối với những bạn cận có thể dùng loại kính có gọng đặc biệt có thể lắp thêm mắt cận ở phía trong.
Găng tay : nên chọn loại găng có mặt nhám phía trong giúp tạo độ bám khi kéo ga. Vào mùa đông có thể sử dụng loại găng tay da có khả năng chống được nước để giữ ấm cho bàn tay.
Áo mưa bộ : chuẩn bị mỗi người (xế và ôm) một bộ áo mưa, không nên dùng áo mưa giấy hoặc áo mưa cánh dơi (áo mưa trùm đầu) bởi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đi xe máy.
Ủng đi mưa , có thể dùng ủng nilon loại đi một lần rồi đáp hoặc mua một đôi ủng tử tế để dùng nhiều lần.
Túi đeo bụng dùng để đựng các loại giấy tờ, ví, các thiết bị điện tử để cho gọn, tránh vướng víu khi ngồi trên xe máy.
Bình nước giữ nhiệt vào mùa đông (mùa hè thì mua mấy chai lavie cho tiện).
Các đồ dùng chung cho cả đoàn
Túi nilon to và nhỏ, loại 20kg dùng để bọc balo, loại 5-10kg dùng để đựng đồ linh tinh, quần áo bẩn. Các loại túi này có thể mua ở Hàng Chiếu.
Ổ cắm nối dài : đặc thù các khách sạn nhà nghỉ thường không có nhiều ổ cắm trong khi anh em trong đoàn thì có vô số thiết bị điện tử mang theo cần sạc nên là kiểu gì cũng tranh nhau, cả đoàn nên mang theo vài cái ổ Lioa cho chắc chắn.
Máy sấy : sau mỗi ngày di chuyển thì có thể một số trang phục (khăn, găng tay, khẩu trang ..) có thể bị ướt mà không thể giặt ngay thì máy sấy là cứu cánh trong những trường hợp này. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm khô đầu tóc nhanh để có thể sớm đi ngủ buổi tối (nhất là với các bạn nữ).
Bộ dụng cụ y tế nên có những thứ sau : Thuốc đau bụng Berberin, thuốc cảm, bông băng, cồn sát trùng, miếng dán hạ sốt, viên sủi giảm sốt, một vài viên giảm đau, Orezol để bù nước, một hộp salonpas loại dán và 1 tuýp salonpas gel …
Đi vào mùa lạnh thì mang theo ít miếng dán giữ nhiệt.
Đồ ăn thức uống trên đường : Nên mua các loại bánh khô ăn nhanh, Chocolate, nước lọc, một vài lọ Redbull, trà, coffee … (nhớ mang theo ít trà gừng)
Chuyến đi mà phải đi bộ nhiều thì mang theo ít đường gluco, pha vào nước uống cho đỡ mỏi cơ.
Giấy ăn, khăn ướt.
Nếu đoàn bạn thích nhã, mang theo vài cái ca bằng kim loại + 1 gói cồn khô, lúc nào nghỉ thì lôi ra đun nước pha trà uống.
Một cuộn dây dù dài vào, khoảng tầm 20-30m, làm gì thì chưa biết nhưng kiểu gì cũng có lúc dùng đến (kéo xe chẳng hạn)
Một vài đoạn ruy băng màu sáng (xanh kiểu màu xanh phản quang chẳng hạn) dùng để làm dấu hiệu nhận biết cho xe đi sau đối với một số đoạn đường vắng người qua lại và đoàn bị chia tách mà không liên lạc được.
Các đồ dùng cần thiết khác
Dao đa năng, đèn pin, bật lửa
Điện thoại (chọn loại sóng tốt pin trâu là tốt nhất), mang theo smartphone thì nhớ kiếm mấy cục pin dự phòng
Máy ảnh (nếu không chơi ảnh và muốn nhẹ nhàng thì mang mấy cái máy du lịch thôi cho gọn, tất nhiên nếu có máy xịn, muốn ảnh đẹp và không xót máy, các bạn cứ tự nhiên sử dụng).
Bao cao su có khả năng chống nước cho thiết bị điện tử rất tốt
Lót BVS vào dưới đế giày có khả năng hút ẩm cao, tránh nhiễm lạnh cho gan bàn chân
Bao cao su và băng vệ sinh (đừng nghĩ gì nhé, đơn giản là dùng bao cao su để nhét đồ điện tử vào chống ướt và băng vệ sinh lót đế giày để tránh bị ngấm lạnh gan bàn chân (nhất là khi đi rừng)
Đồ dùng liên quan đến phương tiện đi lại
Có tiền làm bộ này rồi mỗi chuyến nhặt ra vài thứ mang đi thì tuyệt :))
Chú ý : Việc tự sửa xe trên đường chỉ mang tính nhất thời để đảm bảo hành trình, ngay khi tới được địa điểm có hàng sửa xe chuyên dụng bạn nên mang xe vào thông báo với họ về lỗi và tình trạng hiện tại để được kiểm tra lại một cách toàn diện nhất nhằm đảm bảo an toàn.
Gương chiếu hậu : Luật giao thông đường bộ quy định chỉ cần có gương bên trái tuy nhiên tốt nhất bạn nên lắp đủ cả 2 gương để tăng tầm quan sát trên đường.
Đồ sửa xe máy cơ bản : Khi hỏng xe tại khu vực có dân cư tốt nhất hãy mang xe đến thẳng hàng, vừa nhanh lại vừa đảm bảo. Chỉ khi đi vào những khu vực thưa thớt hoặc không có dân sinh sống thì mới phải tự mình sửa xe, ở đây chúng mình chỉ gợi ý một số dụng cụ cơ bản để sửa chữa những lỗi nhỏ trên đường : 1 bộ móc lốp, 1 bộ dụng cụ vá xe (keo, miếng vá, miếng chà săm, 1 bơm tay hoặc bơm chân tùy bạn), 1 kìm, 1 mỏ lết loại nhỏ, 1 bộ cờ lê (loại 1 đầu mở, 1 đầu tròn) có kích thước lần lượt 10-12-14-17-19mm, vài thanh chữ T (dùng để vặn ốc ở phanh sau, tháo ốc thay dầu), 1 tuốc nơ vít (4 cạnh và 2 cạnh), 1 bộ đồ tháo bugi
Mang theo 2 săm dự trữ phù hợp với từng xe (phổ biến là các loại 225-250-275) săm bánh sau thường to hơn săm bánh trước. Các dòng Dream và Wave thường là 225-250, các dòng Jupiter và Future thường là 250-275 (các bạn xem lại trên lốp xe của mình cho chắc nhé).
1 vài lọ keo tự vá Tiến Hưng (tốt nhất là nên đổ vào săm trước khi đi)
Một vòi cao su dài khoảng 1m dùng để hút xăng khi cần thiết.
Mang theo 1 bugi phù hợp với xe của mình.
Dây cao su : dùng để buộc chặt đồ vào xe để khi di chuyển không bị văng hay rơi đồ.
Thêm một bộ chìa khóa xe máy, trong trường hợp tính bạn hay quên và không cẩn thận thì cứ mang đi, chẳng thừa đâu. Giao 1 bộ cho bạn còn lại đi cùng xe với mình (hoặc xe khác, tùy bạn) cho chắc
Kiểm tra xe trước khi đi
Nếu không biết gì thì mang xe đi bảo dưỡng toàn bộ cho lành (nếu biết một chút thì cũng vẫn mang đi bảo dưỡng nhưng chú ý mấy điều phía dưới nữa :3)
Làm lọ dầu (nhớt) mới đi cho mát máy, má phanh mòn thì thay, hết dầu phanh thì đổ, săm có vết vá thì chuyển cái mới (đi đường dài lốp nóng, vết vá dễ bị bong), lốp mòn rồi thì đừng có tiếc. Chú ý với các bạn đi xe của Yamaha thì đừng dùng lốp gốc của xe, cái lốp đấy chỉ chạy đường phố thôi, đi đường núi bám đường với bám cua chán lắm. Các bạn cứ thay lốp Future mà đi vì nó cùng kích thước lốp với nhau, hoặc chọn luôn lốp Inoue.
Nhông xích mà mòn quá thì làm bộ mới, căng xích lên một chút, đừng để trùng quá đến lúc leo dốc chả có tí lực nào đâu
Các loại đèn xem có sáng không, đèn hậu có sáng khi đạp/bóp phanh (thắng) không.
Kiểm tra xem ắc quy okie không, đi đường mà chết ắc quy thì cũng ngán đó
Tìm trên Google : mang gì khi đi phượt, chuẩn bị đồ đi phượt, đồ dùng khi đi phượt, trang bị đi phượt, các loại đồ khi đi phượt, đi phượt cần mang gì, mang gi khi di phuot, chuan bi do di phuot, do dung khi di phuot, trang bi di phuot, cac loai do khi di phuot, di phuot can mang gi