Chuyển đến nội dung chính

Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Ngũ Hành Sơn (Hán tự: 五行山) hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

[caption id="attachment_8776" align="aligncenter" width="800"]Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - hinh 1 Ngũ Hành Sơn (Hán tự: 五行山) hay núi Non Nước[/caption]

Tên gọi


Tên núi Non Nước (tức Non Nước Sơn) đã có từ lâu đời, và đã đi vào ca dao Việt Nam như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của người dân địa phương:

-Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê Thế Tông cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp, có ghi địa danh là "Non Nước Sơn".
-Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo (tự Đạo Phủ, quê Nghệ An) soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành, có ghi địa danh là "Non Nước Sơn tam đỉnh" bằng chữ Nôm.
Tên Ngũ Hành Sơn xuất hiện muộn hơn, và đã được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806): "Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước"

Thông tin sơ lược mỗi núi


Kim Sơn


Ngọn Kim Sơn (cao hơn) bên cạnh 2 ngọn Hỏa Sơn (thấp hơn), nằm ở phía tây cụm núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, bên phải đường Đà Nẵng - Hội An.
Kim Sơn ở phía bắc 2 ngọn Hỏa Sơn, phía Đông Nam là đường Sư Vạn Hạnh, phía Bắc là ngọn Thổ Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.

[caption id="attachment_8778" align="aligncenter" width="800"]Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - hinh 2 Ngọn Kim Sơn (cao hơn) bên cạnh 2 ngọn Hỏa Sơn (thấp hơn), nằm ở phía tây cụm núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, bên phải đường Đà Nẵng - Hội An.[/caption]

Mộc Sơn


Mộc Sơn ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Dù mang tên là "mộc", nhưng cây cối ở đây rất ít. Theo Quách Tấn, xưa kia núi này cũng là một hòn kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, đá trắng nhô lên tua tủa. Về sau, sườn núi ở phía Bắc và phía Nam bị đào xới nhiều nên trông như một bức thành hư lồi lõm.

[caption id="attachment_8782" align="aligncenter" width="1024"]Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - hinh 4 Ngọn Mộc Sơn trong cụm núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, thẳng phía nam ngọn Thủy Sơn (ở phía đông nam cụm núi), bên trái đường Đà Nẵng-Hội An.[/caption]

Thuỷ Sơn


Thuỷ Sơn nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15 ha, cao khoảng 160 m. Vì núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng (dân gian gọi là Sao Cày), nên còn có tên gọi là núi Tam Thai. Đây là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất, thường được nhiều người đến tham quan.

Thượng Thai: là ngọn cao nhất 106 m ở phía Tây Bắc của Thuỷ Sơn, đáng kể có: chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài (望江臺, đài ngắm sông), động Hoa Nghiêm (một trong số tượng ở đây có tượng nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm), động Huyền Không, động Linh Nha,...

-Trung Thai: là ngọn thấp hơn một chút ở phía Nam của Thuỷ Sơn, đáng kể có: Cổng trời (Cổng Vân Căn Nguyệt Quật), động Vân Thông (tục gọi là Hang Lên Trời), động Thiên Long (tục gọi là Hang Rồng), động Thiên Phước Địa...

-Hạ Thai: là ngọn phía Đông thấp nhất của Thuỷ Sơn, đáng kể có: chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài (đài ngắm biển), động Tàng Chơn...
Đặc biệt, trên Thuỷ Sơn còn có hai di vật cổ quý hiếm, đó là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm, và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai.

[caption id="attachment_8786" align="aligncenter" width="1920"]Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - hinh 6 ngọn Thủy Sơn (từ trái qua phải lần lượt là các phần tây sang đông của ngọn núi:đỉnh Thượng Thai, tên Thủy Sơn (山水) của ngọn núi ở đường lên chính, đỉnh Hạ Thai nhìn từ Vọng Giang Đài).[/caption]

Hỏa Sơn


Hỏa Sơn ở phía Tây Nam, nằm đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh. Ngày xưa con sông Cổ Cò chạy dọc theo phía Nam hòn Hỏa Sơn, nay dấu vết chỉ còn lại một dải nước hẹp nối liền hai đoạn sông Ba Chà và Bãi Dài còn lại ở đầu và cuối phường Hòa Hải. Đây là một hòn kép, gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, được nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên. Ở khoảng giữ con đường này có chùa Ứng Thiên.

-Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, gần đường Lê Văn Hiến, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn. Nơi Âm Hỏa Sơn không có động. Dưới chân núi có một tảng đá khắc 6 chữ: Phổ Đà Sơn Quan Âm điện. Vì thế Âm Hỏa Sơn cũng có tên nữa là "Phổ Đà Sơn", bởi nơi đó khi xưa có điện thờ Bồ Tát Quan Thế Âm.

-Hòn Dương Hỏa Sơn (tên dân dã là "núi Ông Chài") nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghe thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã "núi Ông Chài" có thể bắt nguồn từ đó. Trên Dương Hỏa Sơn có hai ngôi chùa cổ là: chùa Linh Sơn và động Huyền Vi, chùa và hang Phổ Đà Sơn ngọn núi hướng về phía Tây Nam sườn núi hiểm dốc và hang động rất tĩnh lặng. Nơi đây còn có di tích đền tháp của người Chăm.

[caption id="attachment_8780" align="alignnone" width="1024"]Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - hinh 3 Các ngọn: Mộc Sơn - Hỏa Âm Sơn - Hỏa Dương Sơn - Kim Sơn, trong cụm núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.[/caption]

Thổ Sơn


Ngọn Thổ Sơn trong cụm núi Ngũ Hành Sơn (tây bắc cụm) phường Hòa Hải quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (bên phải đường Đà Nẵng-Hội An).
Tên dân dã là "núi Đá Chồng" nằm ở phía Tây Bắc. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như con rồng nằm dài trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều.

Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa, và từ thuở xa xưa, người Chăm đã chọn nơi đây làm đồn trú. HIện nơi đây còn lưu lại dấu tích của một kiến trúc Chăm.

Tại chân núi hiện có chùa Long Hoa, chùa Huệ Quang và dấu tích của một địa đạo. Theo thi sĩ Quách Tấn, sát chân núi có bến đò, gọi là Bến Ngự (sử Nguyễn ghi là bến Hóa Quê), vì xưa kia mỗi lần nhà vua đến viếng Ngũ Hành Sơn thì đậu thuyền tại đó]. Tuy nhiên, có người cho rằng bến này ở núi Kim Sơn.

Đặt taxi sân bay Đà Nẵng đi tham quan Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng




[caption id="attachment_8784" align="aligncenter" width="1024"]Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - hinh 5 Ngọn Thổ Sơn trong cụm núi Ngũ Hành Sơn (tây bắc cụm) phường Hòa Hải quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (bên phải đường Đà Nẵng-Hội An).[/caption]

Vẻ đẹp của núi Ngũ Hành Sơn nếu phải tưởng tượng, hãy cảm nhận bằng bài vịnh bằng chữ Nôm của nữ sĩ bảng nhãn:

Vịnh Ngũ Hành Sơn


Cảnh trí nào hơn cảnh trí này,


Bồng Lai âu hẳn cũng là đây.


Núi chen sắc đá màu phơi gấm,


Chùa nức hơi hương khói lẫn mây.


Ngư phủ gác cần ngơi mặt nước,


Tiều phu chống búa tựa lưng cây.


Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách,


Khen bấy thợ trời khéo đắp xây.



Truyền thuyết về sự hình thành


Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một lão ngư (ở phương Bắc bị đắm thuyền trôi dạt đến. Có sách ghi là một ẩn sĩ) sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển. Một hôm, lão ngư thấy một con giao long rất lớn (có sách chép là nữ thần Naga) đến đây đẻ trứng. Bỗng từ đâu một con rùa vàng hiện lên, tự xưng là thần Kim Quy, đào cát vùi quả trứng xuống, rồi giao cho ông lão một cái móng chân của mình, và dạy cách trông coi trứng rồng. Nhờ có móng rùa thần, mà ngư ông đã ngăn chặn được diều hâu và các loài thú dữ đến xâm phạm nơi ấp trứng. Sau đó, quả trứng ngày một lớn dần. Cho đến một hôm, trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp (có sách ghi là nàng tiên), và vỏ trứng tách thành năm mảnh, trở thành năm ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy thì chở ông lão lên trời.

Xem thêm các hình ảnh chùa chiền tọa lạc - Núi Ngũ Hành Sơn


[gallery type="slideshow" ids="8788,8790,8792,8794,8796,8798,8800,8802,8804,8806,8808"]

Du khách đến với Ngũ Hành Sơn sau một hồi leo núi, dạo chơi thăm thú hết cảnh đẹp tuyệt trần từ trên đỉnh núi nhìn về phía trời đất bao la, có thể chạy ùa mình ra bãi biển xanh, bờ cát trắng ngay dưới chân núi mà vỗ về bản thân dưới dòng nước trong vắt, đó là điểm cộng tuyệt vời hơn cho một cảnh sắc chốn tiên bồng nơi đây.

Nguồn: Tổng hợp

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngắm hoa mai anh đào Đà Lạt khoe sắc khắp nơi trên phố núi

Mai anh đào Đà Lạt đang bung nở rực rỡ khắp nơi trên phố núi sương mờ, thu hút hàng nghìn du khách lên check-in, chụp hình lưu niệm. Đến hẹn lại lên, vào khoảng giữa tháng 12 đến tháng 1 hàng năm, hoa mai anh đào, một loài hoa mang vẻ đẹp mong manh dịu dàng nơi xứ lạnh lại bừng nở khắp thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Như mọi năm, những con đường như Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Cô Giang, Phó Đức Chính, Nam Hồ… và khu vực vùng ven dọc quốc lộ 20 từ Đà Lạt xuống Cầu Đất, dọc quốc lộ 27C hoa bung nở và rực rỡ đến ngỡ ngàng. Vẻ đẹp rực rỡ của mai anh đào đang nở rộ như điểm nhấn trên các cung đường dốc. Theo ghi nhận sáng 30/12, hầu hết nơi mai anh đào nở rộ bỗng trở thành điểm check-in hút khách. Vẻ đẹp mơ màng của mai anh đào vừa dịu dàng như nét xuân, vừa tinh khôi, e ấp như thiếu nữ tuổi đôi mươi. Bạn Bích Ngọc (20 tuổi, Quảng Nam) chia sẻ: "Hoa đẹp và lãng mạn, mang sức sống của mùa xuân. Ai đã chiêm ngưỡng một vài mùa hoa mai anh đào nở thì cũng say đắm như tôi. Xách bal...

Code ưu đãi đặt xe sân bay cho về nhà hay đi chơi?

  Với những người quanh năm ở nhà thì việc đi du lịch cùng nhau thời điểm cuối năm là một trải nghiệm thú vị giúp gắn kết tình yêu thương. Với những đứa con đi học tập, làm ăn thì về quê quây quần cùng gia đình dịp Tết lại là khoảng thời gian đáng trân trọng và nâng niu nhất sau cả một năm dài bận rộn. Dù bạn chọn những chuyến đi xả hơi hay chỉ đơn giản tận hưởng niềm vui bên người thân, bạn bè thì việc di chuyển những dịp này luôn là nỗi băn khoăn của nhiều hành khách. Đây là cao điểm của cả năm vì vậy chi phí khi đi xe thường đắt hơn bình thường hoặc hết chỗ nếu không đặt trước và đặc biệt là cực kỳ đông. Nắm bắt được những khó khăn đó Đi Chung đã triển khai chương trình  “VỀ NHÀ HAY ĐI CHƠI? CODE Ở ĐÂY BẠN ƠI”  nhằm trợ giá cho các chuyến đi dù là du lịch hay về quê áp dụng trên tất cả các tuyến  CHỈ TRONG 5 NGÀY. Nhập mã  “HI2021”  hành khách sẽ được hưởng ưu đãi trị giá lên đến  90,000đ . Giá siêu hời mà chất lượng xe vẫn được đảm bảo tuyệt đối, c...

Taxi Sân Bay Rẻ cung cấp đa dạng các loại xe di chuyển tuyến đường dài

  Nhằm đáp ứng những mong muốn khác nhau của từng khách hàng, tại Taxi Sân Bay Rẻ chúng tôi cung cấp đa dạng các loại xe di chuyển tuyến đường dài, cho bạn sự lựa chọn phù hợp nhất: Xe hợp đồng 7-16 chỗ Xe chuyên tuyến đường dài Limousine Xe tiện chuyến Thuê xe du lịch gồm các xe cỡ lớn 16-45 chỗ Khi sử dụng dịch vụ tại Taxi Sân Bay Rẻ bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi chất lượng được đảm bảo, giá cả phải chăng, được hỗ trợ trên mỗi chuyến đi. Đặc biệt, với mạng lưới các tuyến xe đường dài phủ toàn miền Bắc, Taxi Sân Bay Rẻ & Đi Chung tự hào đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường! --------------------------------------------- Taxi Sân Bay Rẻ - Better Together Đặt dịch vụ tại: https://taxisanbayre.com/ hoặc https://m.taxisanbayre.com/ Hotline hỗ trợ: 1900 6022