Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn di sản văn hóa Đà Nẵng

Chùa Tam Bảo - Đà Nẵng

Chùa Tam Bảo Đà Nẵng là một trong những ngôi chùa có tiếng của thành phố Đà Nẵng. Không chỉ là điểm đến văn hóa tín ngưỡng cho người dân trong khu vực và các tỉnh lân cận, nơi đây còn được biết đến như một địa danh du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.  Chùa Tam Bảo hay còn có tên gọi khác là chùa Nam Tông tọa lạc tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Chùa được xây dựng vào năm 1953, công trình này xây dựng kéo dài trong 10 năm tới năm 1963 thì hoàn thành. Được biết, đây là ngôi chùa có mặt đầu tiên tại Đà Nẵng – Quảng Nam. Cũng vì lẽ đó mà nó được coi là tổ đình của Phật giáo Nam tông Việt ở khu vực miền Trung nước ta. Được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc Đông Nam Á những vẫn tôn lên được những nét rất riêng có của kiến trúc Việt. Trong chuyến  du lịch Đà Nẵng , địa điểm này khiến không ít người phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp độc đáo của nó. Chùa Tam Bảo nổi tiếng ở Đà Nẵng (Ảnh ST) Nằm trên con phố Phan Chu Trinh với những hàng cây xanh ngát, chùa Tam Bảo nay đã trở thàn

Chùa Quán Thế Âm - Đà Nẵng

Chùa tọa lạc ở thôn Sơn Thủy, xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, bên dòng sông Trường Giang. Chùa Quán Thế ÂmTượng phật uy nghiêm tại lễ hội - Ảnh: Sưu tầm Chùa tọa lạc ở thôn Sơn Thủy, xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, bên dòng sông Trường Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa Quán Thế Âm người dân vui hội - Ảnh: Sưu tầm Chùa trước đây là ngôi tịnh thất do Hòa thượng Pháp Nhãn dựng lên bên động Quan Âm. Chùa được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1962. Hàng năm, chùa có tổ chức lễ hội văn hóa vào ngày vía Bồ tát Quan Thế Âm, 19 tháng 2 âm lịch. Lễ Hội Quán Thế Âm Đà Nẵng 2019 Động Quan Âm là động lớn được tìm ra vào năm 1956. Đường xuống động nằm cạnh chùa. Động có chiều dài khoảng 50m, rộng 10m, trần động có vô số thạch nhũ đầy màu sắc và hình dáng, nổi bật là pho tượng Quán Thế Âm cao 1,75m, một bức phù điêu thiên tạo kỳ diệu. Ở động còn có “chuông đá lớn” được gọi là Thạch Chung thiên cổ, đó là ti

Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm Pa

Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” (dịch từ Musée Cham ) nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ. Lối vào bảo tàng Bảo tàng được xây dựng theo môtíp Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Chămpa, khối nhà trưng bày màu trắng có đường nét trang trí tuy nhỏ nhưng đơn giản và duyên dáng. Tượng Phật với phong cách điêu khắc đặt trưng của người Chăm Đây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Đà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Đông pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Khuôn viên bên trong bảo tàng Bảo tàng được thành phố Đà Nẵng đầu tư nâng cấp, diện tích được

Tịnh Xá Ngọc Giáng

Tịnh Xá Ngọc Giáng - Toạ lạc trên một khu đất rộng 8.000m2, năm 1963, tịnh xá Ngọc Giáng đuợc Trưởng lão Thích Giác Tịnh đứng ra thành lập dưới sự chứng minh của Trưởng lão Thích Giác Tánh công trình được xây dựng bê-tông cốt thép, kiến trúc hình bát giác truyền thống với diện tích vỏn vẹn 200m2, chủ yếu làm nơi thờ Phật và tu tập của chư Tăng. [caption id="attachment_9219" align="aligncenter" width="500"] Cổng vào Tịnh xá Ngọc Giáng - Đà Nẵng - Ảnh: ST[/caption] Năm 1986, Hoà thượng trụ trì Thích Giác Thìn tiến hành tu sửa nhỏ, lợp lại mái ngói và đóng plafont gỗ.   [caption id="attachment_9217" align="aligncenter" width="700"] Tượng phật nằm - Ảnh: ST[/caption] Năm 2002, Hoà thượng trụ trì vận động Phật tử phát tâm ủng hộ tài vật và tiến hành đại trùng . Lần trùng tu này, chánh điện được kiến thiết hoàn toàn bằng gỗ lim, máy ngói 3 tầng. Đặc biệt tôn tượng Đức Bổn Sư cao 3,5m bằng đồng được mạ vàng y. [caption id="att

Chùa Tam Thai - Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng

Chùa Tam Thai - Nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, trên ngọn Thủy Sơn, chùa Tam Thai là ngôi chùa cổ nhất tại thành phố Đà Nẵng. Chùa Tam Thai tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, trong khu vực Ngũ Hành Sơn , thành phố Đà nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. [caption id="attachment_8806" align="aligncenter" width="750"] Chùa Tam Thai[/caption] Ở phía Tây ngọn Thủy Sơn , có 156 bậc cấp lát đá dẫn đến chùa Tam Thai, thường được gọi là chùa Trong. Từ chùa Tam Thai, có đường đi xuyên núi, ngang qua hang Vân Nguyệt đến chùa Linh Ứng và các hang động khác. [caption id="attachment_8808" align="aligncenter" width="750"] Chùa Tam Thai[/caption] Trong chuyến tuần du của Vua Minh Mạng năm 1825, vua đã đi thăm khắp danh thắng, đặt tên các hòn núi, các hang động và cho khắc chữ lên vách đá. Năm 1826, Vua lại cho đúc chuông, tượng ban cho các chùa. Em gái nhà vua đã đến tu hành tại đâ

Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Ngũ Hành Sơn (Hán tự: 五行山) hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. [caption id="attachment_8776" align="aligncenter" width="800"] Ngũ Hành Sơn (Hán tự: 五行山) hay núi Non Nước[/caption] Tên gọi Tên núi Non Nước (tức Non Nước Sơn ) đã có từ lâu đời, và đã đi vào ca dao Việt Nam như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của người dân địa phương: - Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê Thế Tông cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp, có ghi địa danh là "Non Nước Sơn&qu